Lễ hội văn hóa ẩm thực: Hà Nội kết nối năm châu

Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, ngày 29, 30/11 và 01/12, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.

Không gian “Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 - Hà Nội kết nối năm châu” quy tụ các gian hàng đến từ các Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, các làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội, các sản vật ẩm thực tiêu biểu của các địa  phương. Chương trình là cầu nối không gian gắn kết, tạo điều kiện cho các Đại sứ quán các nước, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân gặp gỡ, giao lưu, trưng bày quảng bá sản phẩm, trao đổi, ký kết hợp tác kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng tầm thương hiệu, nâng cao uy tín, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô.

Không gian văn hóa ẩm thực phở Hà Nội
Năm 2023, đã có khoảng 10.000 người dân và du khách trải nghiệm Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội.

Các hoạt động được diễn ra trong 3 ngày, thời gian hoạt động gian hàng từ 9h00 đến 22h00 để phục vụ du khách tham quan. Lễ hội mang đến nhiều hoạt động trải nghiệm, thu hút du khách tham gia tìm hiểu các nét đẹp văn hóa, ẩm thực thủ đô Hà Nội nói riêng và sự đa dạng, phong phú của ẩm thực quốc tế nói chung. Các gian hàng được bố trí, phân chia thành 3 khu vực: Khu vực ẩm thực quốc tế; Khu vực giới thiệu không gian văn hóa ẩm thực tiêu biểu của các làng nghề truyền thống và các hoạt động trình diễn của các nghệ nhân; Khu vực giới thiệu sản phẩm và thưởng thức ẩm thực với các hoạt động trải nghiệm.

Khu vực văn hóa ẩm thực quốc tế
Khu vực văn hóa ẩm thực quốc tế

Trong đó, Khu vực giới thiệu không gian văn hóa ẩm thực tiêu biểu của các làng nghề truyền thống và các hoạt động trình diễn của các nghệ nhân sẽ tái hiện không gian đậm chất làng nghề gắn với di sản ẩm thực tiêu biểu của Hà Nội như: phở Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bún Phú Đô, giò chả Ước  Lễ, cốm Làng Vòng, Cốm Mễ Trì, xôi, chè Phú Thượng, bánh chưng Tranh Khúc, nem Phùng, bánh dày Quán Gánh, bánh tẻ Phú Nhi, cháo gõ Quảng Phú Cầu, cháo se Hạ Mỗ, niến làng So…

Ngoài các không gian ẩm thực, lễ hội còn có khu vực triển lãm ảnh, triển lãm sách lưu động về văn hóa nghệ thuật, du lịch, ẩm thực; các hoạt động trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và hiện đại và giao lưu Tọa đàm chủ đề “Tổ chức các hoạt động Tọa đàm, giao lưu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - phát triển văn hóa ẩm thực trên địa bàn Hà Nội”, thời gian tổ chức (dự kiến) vào ngày 30/11/2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong mỗi gia đình Việt, mâm cúng đêm giao thừa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.

Mâm cỗ Tết không chỉ là đồ ăn, mà còn là cách gửi gắm lòng biết ơn và cầu mong một năm mới tốt lành. Mâm cỗ Tết thể hiện sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.

Gói bánh chưng không chỉ để ăn, mà là để nhớ, để cảm nhận cái hồn của Tết. Gói bánh chưng tuy mất nhiều thời gian, công sức, nhưng Tết mà không có bánh chưng thì cái Tết ấy như không trọn vẹn.

Với những ý nghĩa đặc biệt, hoạt động trình diễn di sản ẩm thực, talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ.

Sáng nay (11/1), tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chương trình trình diễn di sản ẩm thực cùng talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức.

Phố Hàng Đường với những cửa hàng ô mai truyền thống không chỉ là nơi lưu giữ những hương vị xưa cũ mà còn là biểu tượng của sự bền bỉ trong nhịp sống hiện đại. Cứ thế, lặng lẽ, con phố đã chứng kiến bao đổi thay của thời gian, và vẫn luôn giữ trọn hồn cốt Hà Nội qua từng hương vị mặn, ngọt, chua, cay.