Phát hiện mộ táng của người Việt thời tiền Đông Sơn

Lần đầu tiên có một công trường khai quật rộng với hơn 6.000 m² tại một ngôi làng cổ có niên đại khoảng 3.500 năm và cũng là lần đầu tiên phát hiện ra khu mộ tiền Đông Sơn.

Đó là một trong những kết quả khai quật khảo cổ được các nhà khoa học thuộc Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và các cơ quan liên quan đã tiến hành khai quật khảo cổ tại phía Tây di chỉ khảo cổ Vườn Chuối.

Đợt khai quật này đã làm xuất lộ cơ bản không gian phân bố và những dấu tích quan trọng nhiều di vật tiêu biểu về mặt bằng sinh sống thời Đông Sơn, góp phần cung cấp đầy đủ hơn chứng cứ về sự có mặt của con người và lịch sử dân tộc Việt nam thời tiền sơ sử.

Cuộc khai quật phía tây Di chỉ Vườn Chuối đã triển khai 40 hố khai quật, mỗi hồ có diện tích 100m². Đoàn nghiên cứu đã phát hiện hơn 70 mộ táng tiền Đông Sơn và 40 mộ táng Đông Sơn, chia thành 2 giai đoạn mộ Đông Sơn sớm và mộ Đông Sơn muộn. Hệ thống di cốt trong các mộ táng thuộc các giai đoạn khác nhau và vẫn còn được bảo tồn khá tốt.

Những phát hiện mới này sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn khi triển khai nghiên cứu về nhân chủng học, di truyền, bệnh lý, vận động, chế độ dinh dưỡng... của người Việt cổ trong thời đại kim khí ở miền Bắc Việt Nam.

Tính đến nay, đợt khai quật đã thu được nhiều di vật thuộc các nhóm chất liệu đá, đồng, gốm, xương, sắt… thuộc nhiều giai đoạn khác nhau từ Phùng Nguyên muộn đến Đông Sơn muộn. Trong số này, đồ gốm vụn có số lượng nhiều nhất với khoảng trên 10 tấn gốm đã thu về lưu trữ trong kho tạm và còn nhiều cụm gốm tùy táng vẫn đang được lưu trữ tại hiện trường. Bảo tàng Hà Nội là đơn vị đảm nhận công tác lưu giữ và bảo quản.

Di chỉ Vườn Chuối được phát hiện từ cách đây 55 năm, những nghiên cứu từ hơn 20 năm qua đã xác định đây là di chỉ cư trú mộ tàng có tầng văn hóa dày phát triển qua nhiều giai đoạn tiền Đông Sơn - Đông Sơn.

Cùng một số rất ít di tích như Đồng Đậu, Đình Tràng, di chỉ Vườn Chuối có thể chứng minh cho sự phát triển liên tục của thời đại kim khí ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, trái ngược với những giá trị lịch sử văn hóa quý báu của Vườn Chuối, công tác bảo tồn di tích lại diễn ra khá chậm. Đến nay, Vườn Chuối mới chỉ được ghi vào danh mục kiểm kê di tích.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.