Giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 30 về Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Trong nhiều nội dung quan trọng của Chỉ thị, một điểm nhấn đáng chú ý là việc “xây dựng, bồi đắp giá trị gia đình, lấy gia đình làm nền tảng để khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long – Hà Nội.”

Gia đình là hạt nhân của xã hội. Gia đình văn minh, thanh lịch, xã hội tất yếu sẽ thanh lịch, văn minh. Đây là điều mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tại hội nghị văn hoá toàn quốc mới đây. "Xây dụng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo.". Những giá trị ấy được nuôi dưỡng bởi văn hóa gia đình.

Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo và cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả đường lối, quan điểm trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc diễn ra năm 2021, và yêu cầu của Tổng Bí thư tại Tại đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 – 2025), Chỉ thị 30 ra đời khẳng định nỗ lực, quyết tâm đưa giá trị văn hóa, con người Hà Nội trở thành hệ giá trị tiêu biểu cho văn hóa cả nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.

Lịch sử văn hiến hơn 1000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Ở một góc nhìn nào đó, đây cũng là nguồn lực, nguồn động lực quan trọng cho phát triển thủ đô ngàn năm văn hiến./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm 'Sáng trong ngọc kính' trưng bày 8 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Bùi Văn Toản được tạo nên từ những mảnh kính vỡ khắc họa chân dung của những nhân vật huyền thoại của Việt Nam.

Làng Cổ Đô, huyện Ba Vì. TP. Hà Nội được biết đến là “làng họa sĩ”. Nơi đây có nhiều họa sỹ tên tuổi với các bảo tàng lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật giá trị.

Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.