BĐS phía Tây Thủ đô tăng trưởng nhanh

Với hệ thống cơ sở hạ tầng được đánh giá là khá đồng bộ, BĐS phía Tây Thủ đô luôn ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ. Ở phân khúc chung cư giá liên tục tăng cao và xếp trong nhóm đầu thị trường. Đơn cử như năm 2018 chung cư tại phường Tây Mỗ được chào bán với mức giá khoảng 30 triệu đồng/m2 thì đến nay một số dự án mới trên địa bàn có giá chào bán tới 120 triệu đồng/m2.

Trong ba năm gần đây căn hộ phía Tây Hà Nội có mức tăng trung bình đạt 300-700 triệu đồng/căn (tuỳ vị trí). Cá biệt có những căn vị trí trung tâm đắc địa, nguồn hàng sơ cấp và chuyển nhượng khan hiếm và mức tăng đạt tới trên 1-1,5 tỷ đồng/căn trong khoảng ba năm.

Trong khi các dự án ở phía Nam, phía Đông và phía Bắc mức tăng trung bình trong ba năm qua là 200-600 triệu đồng/căn. Nhiều nguyên nhân được các chủ đầu tư đưa ra khi giá bán căn hộ ở đây tăng cao như: giá đất thiết lập mặt bằng mới với chi phí thu hồi, giải phóng mặt bằng, đền bù tăng hay các chi phí xây dựng cũng tăng nhanh. Bên cạnh đó phía Tây Thủ đô tập trung nhiều cơ quan Bộ ngành tập trung lượng lớn công ty văn phòng, trường đại học, cao đẳng, nhu cầu nhà ở lớn cũng khiến giá BĐS cao hơn so với khu vực khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

HoREA đã đề xuất đổi tên "Quỹ phát triển NƠXH quốc gia" thành "Quỹ phát triển nhà ở quốc gia" nhằm tạo điều kiện hợp nhất các chính sách phân tán hiện nay trong một khung điều phối tài chính thống nhất.

Các chuyên gia cho rằng, cần phải có những cơ chế khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, mở ra nhiều cơ hội hơn để người dân hiện thực hóa giấc mơ an cư.

Hà Nội - một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước, đang từng bước áp dụng linh hoạt các cơ chế đặc thù để giải quyết những vấn đề tồn đọng cho thị trường bất động sản.

Thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay được ví như cơ thể của một người già đang mắc phải ba căn bệnh, chỉ chữa trị được khi được kê đúng đơn và điều trị đúng hướng.

Sự ra đời của Nghị quyết 170, 171 của Quốc hội giúp củng cố niềm tin và góp phần vực dậy tình trạng 'sức khỏe' đầy bất ổn của thị trường bất động sản hiện nay.

Cả nước hiện có khoảng 1.000 dự án bị ách tắc, nguồn tiền bị "chôn" vào đó là trên 30 tỷ USD.