Trái đất đang trên đường dẫn tới 'địa ngục khí hậu'
Liên hợp quốc cảnh báo về “địa ngục khí hậu”
Thỏa thuận Paris năm 2015 đã đưa ra mức hạn chế sự nóng lên toàn cầu và duy trì nhiệt độ Trái đất không vượt ngưỡng 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp. Giới hạn này sẽ ngăn chặn biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng thiên tai thảm khốc.
Trong một báo cáo riêng, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc cho biết hiện có 80% khả năng ít nhất 1 - 5 năm tới sẽ đánh dấu thời điểm mức nhiệt trung bình tạm thời vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học cảnh báo nếu vượt qua ngưỡng này sẽ xuất hiện những tác động cực đoan không thể cứu vãn.
Thế giới đang chệch khỏi mục tiêu hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 độ C. Chúng ta phải hành động nhiều hơn nữa để cắt giảm lượng khí thải nhà kính, nếu không chúng ta sẽ phải trả một cái giá ngày càng nặng nề về chi phí kinh tế hàng nghìn tỷ USD. Hàng triệu sinh mạng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt hơn. Nhiều quốc gia sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng bởi môi trường và đa dạng sinh học.
Bà Ko Barrett - Phó Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới.
Dữ liệu của WMO cho thấy, năm 2023 được ghi nhận là năm dương lịch nóng nhất với nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp là 1,45 C, nhưng nhiệt độ năm nay đang được Tổ chức Khí tượng thế giới cảnh báo nhiều khả năng sẽ "xô đổ" mọi kỷ lục.
Nhiều quốc gia châu Á đang phải đối mặt với nhiệt độ cao kỷ lục cùng nhiều đợt nắng nóng kéo dài. Tại Ấn Độ, nhiệt độ lên tới 50 độ C khiến hàng trăm người thiệt mạng trong ba tháng qua.
Thành phố Mecca - thành phố linh thiêng nhất của đạo Hồi đã ghi nhận nhiệt độ lên tới 51,8 độ C. Các nhà khoa học về khí hậu cảnh báo rằng nắng nóng khắc nghiệt khiến nhiều người hành hương tử vong có thể xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn do cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ.
Các nghi thức truyền thống tại lễ Hajj, trong đó có việc leo lên núi Arafat, đang ngày càng trở nên nguy hiểm đối với sức khỏe của người hành hương trong điều kiện khí hậu hiện nay.
Trên 900 người đã tử vong trong điều kiện thời tiết nắng nóng tại lễ hành hương năm nay, trong khi hàng nghìn người được thông báo mất tích. Trước tình hình này, giới chức Saudi Arabia đã áp dụng loạt biện pháp phòng chống sốc nhiệt cho những người hành hương.
Châu Âu cũng đang vật lộn với những hậu quả của biến đổi khí hậu. Tại Hy Lạp, giới chức nước này đã phải gửi cảnh báo khẩn tới các du khách sau khi ghi nhận bốn người thiệt mạng và nhiều người mất tích trong đợt nắng nóng kỷ lục.
Nhiệt độ tại đây đã tăng vọt lên trên 40 độ C vào đầu tháng này. Đợt nắng nóng đến sớm bất thường ngay khi kỳ nghỉ lễ bắt đầu gây ảnh hưởng nặng nề tới du lịch.
Người dân Pakistan cũng vừa phải “oằn mình” trong mức nhiệt kỷ lục 52 độ C - mức cao nhất trong lịch sử mùa hè. Nhiều người lao động và sinh viên đại học của Pakistan cho biết giá vé xe buýt có điều hoà cao hơn khoảng 800 rupee (tức là khoảng 2,88 USD) vượt quá khả năng chi trả của họ. Nhưng khi lựa chọn đi xe buýt đường dài không có điều hòa thì cái nóng như thiêu đốt ngoài sức chịu đựng của họ.
Phát biểu về những hiện tượng này, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh rằng thế giới đang đi sai hướng và không thể ổn định được hệ thống khí hậu một cách nhanh chóng. Ông Guterres kêu gọi cắt giảm 30% sản lượng cũng như việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch toàn cầu vào năm 2030.
Hành tinh của chúng ta đang cố nói với chúng ta điều gì đó. Chúng ta cần một lối thoát khỏi đường cao tốc dẫn đến “địa ngục khí hậu”. Cuộc chiến vì 1,5 độ sẽ thắng hoặc thua vào những năm 2020 này. Và tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo trong ngành nhiên liệu hóa thạch hiểu rằng nếu bạn không đi nhanh vào chuyển đổi năng lượng sạch, bạn đang đẩy doanh nghiệp của mình vào ngõ cụt và đẩy tất cả chúng ta vào thế khó khăn.
Và tôi kêu gọi các tổ chức tài chính ngừng tài trợ cho việc tiêu hủy nhiên liệu hóa thạch và bắt đầu đầu tư vào cuộc cách mạng năng lượng tái tạo toàn cầu. Tài chính cho khí hậu không phải là một ân huệ. Nó là yếu tố cơ bản cho một tương lai có thể sống được cho tất cả mọi người
Ông Antonio Guterres - Tổng thư ký Liên hợp quốc.
Lượng khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu - đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái bất chấp các thỏa thuận toàn cầu nhằm hạn chế lượng khí thải này và sự mở rộng nhanh chóng năng lượng tái tạo.
Than, dầu và khí đốt vẫn cung cấp hơn 3/4 năng lượng cho thế giới, trong khi nhu cầu dầu mỏ toàn cầu vẫn ở mức cao.
Bảo vệ các loài động vật trước nguy cơ tuyệt chủng
Thiên tai bất thường trên toàn thế giới liên tục xảy ra thời gian gần đây được cho là hậu quả của biến đổi khí hậu. Nắng nóng và lũ lụt khiến cuộc sống và sinh kế của hàng triệu người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu còn gây khó khăn cho nỗ lực bảo vệ nhiều loài động vật vốn đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Trên một bãi biển ở đảo Redang phía Đông Malaysia, một nhóm tình nguyện viên đang đào cát. Nhiệm vụ của họ là di chuyển trứng rùa mới đẻ đến một vị trí râm mát hơn trên bãi biển.
Các nhà nghiên cứu lo ngại nhiệt độ nước biển và bề mặt tăng do biến đổi khí hậu có thể gây nguy hiểm cho nỗ lực bảo vệ loài rùa biển vốn đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Malaysia khi họ nhận thấy rằng ngày càng ít con đực được nở hơn.
Lúc đầu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng cát nóng của bãi biển giúp tạo điều kiện cho việc sinh sản nhưng nắng nóng đã dẫn đến sự nữ tính hóa hầu hết các con. Bởi vậy những chiếc tổ ở vị trí quá nóng nhanh chóng được di dời đến khu vực râm mát hơn của bãi biển. Công việc này nhận được sự trợ giúp của nhiều tìn nguyện viên.
Đã có ý kiến cho rằng tại sao không ấp trứng rùa trong lồng ấp? Các nhà khoa học giải thích rằng nếu ấp trong lồng có thể làm gián đoạn sự hiểu biết của rùa về từ trường Trái đất và họ lo ngại rằng khi thả rùa con xuống đại dương, chúng sẽ mất đi cảm giác và sẽ không biết bơi. Quan trọng hơn là, rùa mẹ sau này sẽ không làm tổ ở Terengganu khi chúng trưởng thành vì chúng không quen với nơi này.
Trong nhiều thập kỷ, số lượng rùa biển đã suy giảm nghiêm trọng trên khắp Malaysia. Với hàng chục nghìn con rùa cái làm tổ trên các bãi biển, rùa từng là điểm thu hút du khách đến bang Terengganu phía Bắc Malaysia.
Bolivia sử dụng công nghệ theo dõi sự thay đổi của băng
Khi môi trường thay đổi nhanh chóng, nhiều loài không thể thích nghi và tất nhiên sẽ biến mất. Điều này dẫn đến sự giảm thiểu về số lượng loài và độ phong phú trong hệ sinh thái.
Việc Trái đất sẽ ở lại ngưỡng tăng 1,5 độ C hay vượt lên trên mức đó trong thời gian tới thực sự vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Nhưng hiện tại, trách nhiệm của con người là phải cùng nhau chung tay thay đổi điều đó. Nhiều quốc gia trên thế giới đang đầu tư một cách nghiêm túc cho việc bảo vệ môi trường.
Tại Bolivia, các nhà khoa học đang hy vọng theo dõi được những thay đổi của băng hà bằng công nghệ mới. Thiết bị khoa học mới đang được lắp đặt tại đỉnh Huayna - Potosi của đất nước này nhằm mục đích cung cấp các phép đo khối lượng băng hà theo thời gian thực so với các phương pháp cũ chậm hơn rất nhiều.
Thiết bị mới mà chúng tôi lắp đặt hiện nay cho phép chúng tôi thực hiện cái mà chúng tôi gọi là cân bằng khối lượng sông băng, nhưng ở độ phân giải tốt đến mức bạn có thể thực hiện phép đo hàng giờ trong thời gian thực chẳng hạn. Nó khác hoàn toàn do với phương pháp trước đây chúng ta phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm.
Theo nhà nghiên cứu về băng hà trường Đại học Cao cấp San Andres, Bolivia.
Các sông băng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho dãy Andes. Chúng cung cấp khoảng 27% lượng nước cho vùng Cordillera Real của Bolivia trong mùa khô.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt và hạn hán đã gây căng thẳng cho nguồn cung cấp nước trên khắp Nam Mỹ, khiến các phép đo sông băng chính xác hơn trở thành một công cụ quan trọng.
Dùng tóc làm sạch nước và bờ biển ở Chile
Còn tại Chile, một dự án môi trường đã tận dụng tóc bỏ đi từ những tiệm cắt tóc và lông vật nuôi để làm sạch các vết dầu loang trong nguồn nước và tại bờ biển nước này.
Dự án sẽ sử dụng các thiết bị dạng ống mà họ gọi là cần cẩu - được làm bằng lưới và chứa đầy tóc để thấm hút dầu trong các hồ, suối, bờ biển. Các thành viên của dự án cũng dệt tóc thành những tấm thảm.
Với đặc tính xốp tự nhiên của tóc nên có thể dùng để làm sạch dầu, kim loại nặng và thậm chí cả vi khuẩn ở các tuyến đường thủy tại địa phương. Hiện, dự án đang hợp tác với các thẩm mỹ viện và tiệm chăm sóc thú cưng trên khắp Chile để giúp bảo vệ nguồn nước khỏi ô nhiễm.
Bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu là những mục tiêu quan trọng trong việc đảm bảo một tương lai bền vững cho con người và hành tinh. Nhiều quốc gia đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Các phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường.
Với những báo cáo đáng báo động được các tổ chức đưa ra, đã đến lúc thế giới cần phải hành động quyết liệt hơn để bảo vệ hành tinh khỏi biến đổi khí hậu. Những nỗ lực cắt giảm khí thải và chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo cần được đẩy mạnh hơn bao giờ hết để ngăn chặn thảm họa khí hậu toàn cầu.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.
Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024 quy tụ khoảng 20.000 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên trên khắp châu Á, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Với chủ đề năm APEC 2024 là “Trao quyền, Bao trùm, Tăng trưởng”, nước chủ nhà Peru kỳ vọng thông qua các Hội nghị lần này thúc đẩy sự thịnh vượng lớn hơn trong khu vực.
Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ được dư luận quốc tế nhìn nhận như một thách thức mới cho quan hệ Mỹ - Trung, vốn đã trải qua nhiều sóng gió trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump.
Trong bối cảnh các thảm họa thiên nhiên gia tăng nhanh chóng và lượng khí nhà kính đang ở mức cao nhất mọi thời đại, Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu lần thứ 29 của Liên hợp quốc (COP29) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các hành động bảo vệ môi trường mạnh mẽ hơn trên toàn cầu.
0