'Như có Bác trong ngày đại thắng' 'đất nước trọn niềm vui'
Nhạc sĩ Đoàn Bổng chia sẻ: "Đất nước trọn niềm vui của nhạc sĩ Hoàng Hà làm cho người nghe cùng reo vui theo, mà tôi cho rằng đó là reo vui theo trong âm nhạc. Ông đã dồn cảm xúc của mình vào trong bài hát để rồi vang lên niềm tự hào của mỗi người dân trong đó".


Bài hát là tiếng lòng của nhạc sĩ, như một tuyên ngôn về niềm hạnh phúc, khi đất nước hoàn toàn giải phóng: “Hội toàn thắng náo nức đất nước/ Ta muốn bay lên say ngắm sông núi hiên ngang/ Ta muốn reo vang hát ca muôn đời Việt Nam/ Tổ quốc anh hùng”.
Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh cho rằng bài hát "gây một không khí hết sức sôi động, phấn chấn, phấn khởi để chào đón ngày thống nhất đất nước...".

Cùng với "Đất nước trọn niềm vui", "Như có Bác trong ngày đại thắng" mang âm hưởng hào hùng, tha thiết, thể hiện niềm xúc động sâu sắc và lòng biết ơn vô bờ bến đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời khắc dân tộc vui niềm vui chiến thắng.

“Như có Bác trong ngày vui đại thắng” chứa đựng nhiều điều mà ngay cả tác giả cũng chưa lý giải được thấu đáo, bởi bài hát viết trong khoảng thời gian rất nhanh, chỉ trong vòng 2 tiếng đêm 28/4, và ca khúc đã dự đoán sau “30 năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông” thì kháng chiến sẽ thành công.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên kể lại: "bài hát được tôi viết vào đêm 28, chỉ có 2 tiếng đồng hồ thôi nhưng chẳng phải sửa chữ nào cả. Có lẽ bài hát hợp với mọi người vì khi viết tôi viết điệp khúc trước. Khi Bác mất các nhạc sỹ có phổ bài thơ của Bác đều có câu vì độc lập vì tự do/đánh cho Mỹ cút đánh cho nguỵ nhào...".

“Đất nước trọn niềm vui" và “Như có Bác trong ngày đại thắng" đã trở thành những ca khúc không thể thiếu trong những ngày đại lễ lịch sử. Hai bài hát không chỉ có giá trị nghệ thuật cao, mà còn có ý nghĩa lịch sử to lớn, biểu tượng cho tinh thần lạc quan, chiến thắng của dân tộc Việt Nam. Hai ca khúc này đã trở thành những bài ca bất hủ và là niềm tự hào của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.
Gần nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, hai bài ca đặc biệt này vẫn luôn ngân vang.


Thời đại Hùng Vương là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc, bởi đây là thời đại mở đầu dựng nước, hình thành nên những giá trị văn hóa nền tảng của quốc gia. Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, chúng ta hãy cùng nhìn lại thời kỳ khởi thủy đầy hào hùng này để hiểu hơn và thêm tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Lễ tri ân cha mẹ với chủ đề “Bách thiện hiếu vi tiên” vừa được tổ chức tại Hà Nội nhằm tôn vinh đạo hiếu, khơi dậy sự gắn kết trong gia đình.
Triển lãm 'Sáng trong ngọc kính' trưng bày 8 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Bùi Văn Toản được tạo nên từ những mảnh kính vỡ khắc họa chân dung của những nhân vật huyền thoại của Việt Nam.
Làng Cổ Đô, huyện Ba Vì. TP. Hà Nội được biết đến là “làng họa sĩ”. Nơi đây có nhiều họa sỹ tên tuổi với các bảo tàng lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật giá trị.
Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.
Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.
0