Triển lãm tài liệu lưu trữ của văn nghệ sĩ tiêu biểu

Gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ của 8 nghệ sĩ tiêu biểu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật đã được giới thiệu tại Triển lãm chuyên đề "Tài liệu xuất xứ cá nhân".

Sự kiện do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) tổ chức nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trung tâm. 

Tài hoa và sức sáng tạo của các cá nhân toả sáng trong từng tác phẩm, trăn trở qua từng con chữ, nốt nhạc, nét vẽ… Nhiều tác phẩm, nhiều công trình nghiên cứu trước khi đến với ngôi nhà chung là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, đã từng được vinh danh trong những diễn đàn khoa học, dưới ánh đèn sân khấu hay các sự kiện đặc biệt.

Do vậy, trong 30 năm qua, Trung tâm xác định: sưu tầm tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ là một trong những hoạt động quan trọng, nhằm gìn giữ, tôn vinh, quảng bá giá trị cho muôn đời sau. Một minh chứng sinh động nhất là: khối tài liệu của nhạc sĩ Hoàng Vân vừa được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới.

Nhân dịp này, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã khai mạc Triển lãm 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ của 8 nghệ sĩ tiêu biểu: Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ; Nhà văn, Nhà viết kịch Đào Hồng Cẩm; Nhà hoạt động sân khấu Lộng Chương; NSND. Ngô Mạnh Lân; Nhà văn, Nhà viết kịch Nguyễn Tất Đạt, Trần Đình Ngôn, Học Phi; Nhà thơ, Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát.

Những tài liệu này có giá trị không chỉ của riêng tác giả, mà chứa đựng giá trị nhân văn cao đẹp, là tài liệu lưu trữ quý, hiếm của dân tộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội không chỉ là nơi các du học sinh Lào học tập và trưởng thành, mà còn là nơi họ chắt chiu, lưu giữ và lan tỏa những nét văn hóa đặc trưng của quê hương mình.

Trà đã trở thành biểu tượng của sự tinh tế, lòng hiếu khách, văn hóa tao nhã ẩn chứa triết lý sống ở cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) từ 17 giờ ngày 22/5 đến 22 giờ ngày 24/5 để phật tử và nhân dân chiêm bái.

Hoàng thành Thăng Long là một trong những điển hình của việc Việt nam rất bám sát quy trình bảo vệ giá trị di sản thế giới.

Phố Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm) tập trung nhiều công trình kiến trúc đẹp, gắn liền với lịch sử phát triển của Hà Nội, do đó còn được gọi là phố Tây giữa lòng Thủ đô.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Hà Nội trong việc tái hiện lại Điện Kính Thiên và các di tích trong Hoàng thành Thăng Long.