Công viên Mễ Trì – Lá phổi xanh phía Tây Thủ đô
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực để cải tạo, chỉnh trang những không gian xanh mát, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Nằm ngay tại trục đường Lê Quang Đạo - Châu Văn Liêm và đại lộ Thăng Long, Công viên Mễ Trì mới được đưa vào hoạt động từ giữa năm 2024. Thời điểm cuối ngày cũng là lúc công viên thu hút rất đông người dân đến vui chơi, giải trí, với nhiều hoạt động thú vị. Không gian rộng thoáng, đường dạo sạch đẹp, cây xanh tươi tốt, công viên Mễ Trì đang là điểm hẹn của nhiều người.
Chị Nguyễn Hồng Nhung luôn có mặt ở công viên để thư giãn sau một ngày học tập và làm việc. "Mình thường ra công viên Mễ Trì tập thể dục sau mỗi ngày đi học. Không gian ở đây rất rộng lớn, mát mẻ, các cô chú đi tập thể dục, các em nhỏ thì trượt cỏ hoặc thả diều giống mình. Diều thường xuất hiện ở vùng quê nhưng khi xuất hiện ở giữa lòng Thủ đô như này, mình cảm thấy rất hoài niệm về tuổi thơ", chị Nguyễn Hồng Nhung, quận Nam Từ Liêm, nói.
Ông Nguyễn Viết Nghĩa, quận Nam Từ Liêm, chia sẻ: "Chúng tôi đi bộ ở vỉa hè, ngoài đường thì thấy rất khó chịu, đôi khi phải tránh xe cộ, nhưng ra đây thì rất trong sạch, chỉ có người đi bộ với người đi bộ thôi. Công viên ở đây mới, rộng rãi, thoáng đãng. Buổi chiều, chúng tôi đi làm về và ra đây tập thể dục với bà con, thấy rất vui, trong sạch, mát mẻ".
Công viên Mễ Trì có quy mô 14ha với hồ điều hòa rộng 2,5ha, tựa như lá phổi xanh thanh lọc không khí cho cả khu vực. Đây là công viên mở lớn nhất của quận Nam Từ Liêm và cũng là điểm nhấn cảnh quan tô điểm cho quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở phía Tây Thủ đô.


Trà đã trở thành biểu tượng của sự tinh tế, lòng hiếu khách, văn hóa tao nhã ẩn chứa triết lý sống ở cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) từ 17 giờ ngày 22/5 đến 22 giờ ngày 24/5 để phật tử và nhân dân chiêm bái.
Hoàng thành Thăng Long là một trong những điển hình của việc Việt nam rất bám sát quy trình bảo vệ giá trị di sản thế giới.
Phố Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm) tập trung nhiều công trình kiến trúc đẹp, gắn liền với lịch sử phát triển của Hà Nội, do đó còn được gọi là phố Tây giữa lòng Thủ đô.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Hà Nội trong việc tái hiện lại Điện Kính Thiên và các di tích trong Hoàng thành Thăng Long.
Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" do Đài Hà Nội thực hiện đã khép lại với nhiều cảm xúc, được ví như một cuốn phim sống động kể về cuộc đời, con người và di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
0