Làng Hoàng Trung tất bật sản xuất giò, chả Tết

Làng Hoàng Trung (xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai) có nghề truyền thống làm giò, chả hàng trăm năm nay. Vào dịp Tết Nguyên đán, làng làm giò chả Hoàng Trung lại tất bật làm ngày, làm đêm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Những ngày này, từ sáng sớm tinh mơ, tại làng Hoàng Trung, tiếng máy xay, tếng chày giã thịt, tiếng người mua, kẻ bán đã rộn rã.

Gia đình ông Lê Sơn là nhà có nhiều thế hệ làm giò, chả ở Hoàng Trung. Những ngày này, các thành viên trong gia đình làm việc cả ngày, đêm không lúc nào ngơi nghỉ... Ông Sơn cho biết, ngày thường, mỗi ngày gia đình ông chế biến khoảng 40kg thịt để làm giò, chả; nhưng vào những ngày cận Tết, gia đình ông chế biến khoảng 1 đến 2 tạ thịt mỗi ngày. Cứ khoảng 1-2 giờ sáng, các thành viên trong gia đình thức dậy để làm giò, chả: người xẻ thịt, người chuẩn bị máy xay, người giã thịt, người gói giò, luộc giò... Để làm ra chiếc giò ngon đúng nghĩa, từ khâu chọn lá chuối, chọn thịt, cho đến xay (giã), gói đều phải rất công phu tỉ mỉ.

Những ngày này, từ sáng sớm tinh mơ, tại làng Hoàng Trung, tiếng máy xay, tếng chày giã thịt, tiếng người mua, kẻ bán đã rộn rã.

Cũng giống như gia đình ông Sơn, khoảng thời gian này là lúc bận rộn nhất với gia đình anh Tuyên, chị Ngoan. Để có đủ lượng hàng giao cho khách và đi chợ bán, có những ngày anh, chị phải thức thâu đêm để làm giò chả. Trung bình một ngày, lượng giò, chả mà gia đình anh chị sản xuất và tiêu thụ lên đến cả trăm kg, trong đó sản phẩm chả quế của nhà anh chị được nhiều khách tìm đến mua, bởi hương vị đặc biệt của nó. Anh Tuyên cho biết, làm chả mất khá nhiều thời gian vì phải thực hiện nhiều công đoạn tỉ mỉ.

Làm chả mất khá nhiều thời gian vì phải thực hiện nhiều công đoạn tỉ mỉ.

Trong mâm cơm ngày Tết, giò chả là món ăn truyền thống. Không chỉ dùng trong gia đình mà nhiều người còn mua để làm quà, đi biếu nên nhu cầu tiêu thụ tăng khá cao. Chính vì thế, người dân làng nghề giò chả Hoàng Trung rất phấn khởi khi Tết đến, xuân về. Mặc dù vất vả nhưng ai cũng cố gắng để có cái Tết ấm áp hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong dòng chảy náo nhiệt của đô thị, nhịp sống âm thầm ở các làng nghề ven đô vẫn đang bền bỉ từng ngày, giữ lại hương vị mộc mạc và chân thành - thứ góp phần làm nên bản sắc riêng của Hà Nội.

Nhiều người trên phố cổ vẫn giữ nếp cũ được bà, được mẹ truyền lại, đi tìm mua hoa gói để bày đĩa những ngày tuần tiết trong năm.

Với nhiều người, học trang điểm không chỉ là học một kỹ năng mềm, mà còn là học yêu bản thân mình theo một cách rất riêng. Bởi làm đẹp cho mình cũng chính là làm đẹp cho cuộc sống.

Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.

Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.

Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.