Hội làng ngày xuân

Hội làng là sợi dây gắn kết những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về phong tục tập quán của quê hương mình, cảm nhận được rõ nét hồn cốt văn hoá của dân tộc vẫn được nuôi dưỡng, gìn giữ qua hàng nghìn đời nay.

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, các làng ở ngoại thành Hà Nội lại tưng bừng mở hội. Không khí lễ hội rộn ràng, càng thêm náo nhiệt bởi những trò chơi dân gian hấp dẫn, những mâm cỗ thịnh soạn cùng những nghi thức mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.

Ngay từ sáng sớm, các gia đình ở làng Ngọc Kiệu, huyện Đan Phượng đã đưa mâm lễ ra trước cửa nhà để nghinh đón Thành hoàng làng – một nghi lễ truyền thống đã được dân làng duy trì qua hàng trăm năm nay.

Chị Quách Thị Phi Hằng (huyện Hoài Đức) cho biết: "Hàng năm tôi đều đến đây để dự hội làng, cũng như tham gia các trò chơi dân gian".

Từ 7 giờ sáng, khắp các ngả đường dẫn về đình làng đều đã chật kín người. Mọi người dổ về đây để tham gia lễ rước Thành hoàng làng theo phong tục truyền thống. Đây là nghi lễ vô cùng quan trọng thể hiện lòng thành kính, cầu mong được vị thần bảo hộ che chở, phù hộ cho dân làng có cuộc sống bình an, mưa thuận gió hòa.

Ngoài đình làng, nhóm dự thi nấu cỗ xuân của chị Nguyễn Thị Bích Liên cũng đang tất bật chuẩn bị nguyên liệu cho mâm cỗ. Họ phân công nhau mỗi người một việc, người nào cũng hăm hở và hào hứng với những ý tưởng cho mâm cỗ dự thi. "Mỗi dịp Tết đến, xuân về, làng mình thường có lễ hội, các chương trình hàng năm sẽ có sự thay đổi. Năm nay sẽ có 6 đội thi tham gia cuộc thi nấu cỗ cổ truyền. Chị em thường phải nghiên cứu những món ăn đặc sắc từ cuối năm để tham gia thể hiện trong lễ hội", chị Liên vui vẻ nói.

Trong lễ hội, phần náo nhiệt và tập trung đông người nhất là khu tổ chức các trò chơi dân gian. Tuy không náo nhiệt như trò bịt mắt bắt heo, trò bịt mắt đập niêu cũng mang lại không ít tiếng cười cho khách tham dự. Trong đó, có cả những vị khách nước ngoài cũng tò mò đến tham gia lễ hội.

Tuy nhiên, trò chơi thu hút được nhiều sự chú ý nhất trong lễ hội chính là trò thi kéo co. Các thanh niên, trai tráng trong làng đều tụ tập ở đây để tham gia cuộc thi với tinh thần đoàn kết, chơi hết mình và vui hết sức.

Càng về trưa, người dân đổ về đình làng ngày càng đông. Trong đình, các nhóm nấu cỗ vẫn đang say sưa sáng tác các món ăn cầu kỳ, đẹp mắt. Ngoài sân, các cụ cao niên trong làng, các du khách thập phương, những người dân làng ở xa mới về, cũng đều tụ tập để giao lưu, nghe hát và ngâm thơ.

Khi cuộc sống của người dân ngoại thành Hà Nội đang ngày càng đổi mới, ngày càng hiện đại hơn, những hội làng được tổ chức vào những đầu xuân như này chính là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày mưa cũng như ngày nắng, những nữ công nhân môi trường vẫn miệt mài thực hiện nhiệm vụ. Tiếng loa phát thanh trên những chiếc xe chở rác vẫn luôn vang lên trên khắp phố phường Thủ đô Hà Nội.

“Tuần lễ Áo dài” năm 2025 được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Nội khởi động từ ngày 1-8/3/2025.

Ngày càng nhiều người ở mọi lứa tuổi coi sáng tạo nội dung là một công việc chuyên nghiệp trong bối cảnh xã hội đang chuyển đổi số ngày một mạnh mẽ.

Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, hương thảo dược phảng phất đã khiến cho con phố Đông y Lãn Ông, quận Hoàn Kiếm như một nốt trầm mang đậm dấu ấn thời gian.

Hà Nội hiện có nhiều tuyến phố đi bộ kết hợp với không gian sáng tạo công cộng, trở thành nét mới và điểm nhấn trong đời sống Thủ đô.

Gần chục năm nay, quán cà phê trong con ngõ nhỏ trên phố Yên Lãng (quận Đống Đa) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của những bệnh nhân nghèo vào mỗi sáng cuối tuần. Đến đây, họ được khám bệnh và nhận thuốc miễn phí.