Các làng nghề mây tre đan sản xuất giỏ quà Tết
Hàng năm cứ đến tầm tháng 11, 12, không khí làm việc ở làng nghề mây tre đan Yên Kiện (huyện Chương Mỹ) lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Người chẻ tre, người đan giỏ, người hoàn thiện sản phẩm… mỗi người một việc, khẩn trương cho kịp các đơn hàng phục vụ Tết.

Theo chia sẻ của một số người dân, công việc đan lát hàng mây tre tuy không nặng nhọc nhưng cần sự tỉ mỉ, khéo léo, kỹ thuật và kinh nghiệm. Để đan được một chiếc giỏ quà Tết, cần trải qua nhiều công đoạn, từ chẻ nan, lên hình, lên khung và quấn quai… và mỗi một nhân công sẽ phụ trách một công đoạn.

Chị Phạm Thi Hồng, chủ một cơ sở sản xuất giỏ tre lâu năm cho biết, bình thường cơ sở sản xuất của gia đình chị có khoảng 15 nhân công làm việc thường xuyên. Tuy nhiên, dịp này, số lượng đơn hàng Tết rất lớn, nên số công nhân được huy động để đan giỏ đã lên tới hơn 45 - 50 người. Để đảm bảo đáp ứng kịp thời các đơn hàng, cơ sở của chị cũng thường xuyên phải tăng ca.
Cũng giống như xưởng mây tre đan nhà chị Phạm Thị Hồng, từ khoảng 2 tháng nay, xưởng nhà chị Lại Thị Hường cũng tất bật sản xuất các mẫu giỏ quà Tết. Hầu như ngày nào gia đình chị cũng phải làm tăng ca tới hơn 10 giờ đêm mới xong việc. Khác với các hộ sản xuất giỏ mây tre đan thông thường trong làng, gia đình chị Hường năm nay đầu tư vào loại giỏ có thiết kế và phụ kiện đi kèm cao cấp hơn để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận khách hàng ưa thẩm mỹ.



Những năm gần đây, giỏ quà Tết thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe được nhiều người tiêu dùng quan tâm thay thế cho túi nilong. Giỏ quà được làm bằng nan tre đang được ưa chuộng bởi giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng, đặc biệt là có thể tái sử dụng những chiếc giỏ quà này làm giỏ đựng trái cây, giỏ trồng cây trang trí trong nhà, giỏ đựng đồ… Theo các chủ cơ sở sản xuất, năm nay, nhu cầu mua giỏ tre tăng cao, gấp 2 - 3 lần những năm trước.


Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.
Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.
Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…
Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.
Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.
Về với thiên nhiên và những điều mộc mạc, yên bình chính là cách để mỗi người tự làm mới mình sau những ngày bận rộn. Một kỳ nghỉ nhẹ nhàng nhưng cũng là những kỉ niệm khó quên.
0