Làng hương Quảng Phú Cầu hối hả vào vụ Tết
Nghề làm hương ở Quảng Phú Cầu được diễn ra quanh năm, tuy nhiên cuối năm mới là thời điểm vào vụ chính của các hộ gia đình sản xuất tăm hương trên địa bàn. Tháng Chạp ở làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu tất bật hơn mọi tháng trong năm. Những ngày này, dọc con đường làng ngập tràn sắc đỏ, sắc hồng của tăm hương. Trong các hộ gia đình, tiếng máy làm vẫn chạy đều đều không nghỉ để phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán sắp đến. Nơi đây có nhiều thế hệ đã gắn bó với nghề suốt hàng chục năm.
Nhà chị Phương có nghề làm hương lâu năm. Năm nào cũng vậy, vào dịp này, xưởng sản xuất của gia đình chị cũng phải tăng cường nhân lực và ca kíp cho kịp các đơn hàng. Chị cho biết, để đáp ứng kịp các đơn hàng vào mỗi dịp Tết, năm nào cũng vậy, gia đình chị đều phải chuẩn bị nguyên liệu từ những tháng hè. Những ngày không phải mùa vụ, xưởng bắt làm việc từ 7 giờ sáng, nhưng vào những ngày này, các xưởng bắt đầu làm việc liên tục 6 giờ sáng và kéo dài đến 11 - 12 giờ đêm để kịp các đơn hàng Tết.

Cũng như nhà chị Phương, gia đình bà Nguyễn Thị Tính cũng có hơn 30 năm qua gắn bó với nghề làm hương. Gia đình bà là một trong những hộ chế nhiều mùi hương nhất ở Quảng Phú Cầu. Những ngày cận Tết, không lúc nào ngớt việc.

Khách đặt hương Tết chủ yếu thích hương đen truyền thống nhưng mục đích sử dụng bây giờ cũng đa dạng. Bởi thế, người làm hương hiện nay như chị Phương, bà Tính cũng phải thường xuyên sáng tạo các loại mùi cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Hiện ở Quảng Phú Cầu sản xuất rất nhiều loại hương với nhiều mùi hương khác nhau như: hương quế, hương bài, hương thuốc bắc, hương trầm, hương trám, hương xả, hương bồ kết, hương ngải cứu…, nhưng mặt hàng tiêu thụ tốt nhất là những loại hương cổ truyền như: hương quế và hương nhựa trám rừng.

Là làng nghề truyền thống tuy nhiên, những năm gần đây người dân Quảng Phú Cầu cũng đã kết hợp hoạt động du lịch quảng bá hình ảnh cùng hoạt động sản xuất. Không khí nhộp nhịp ở làng hương cuối năm còn có sự góp mặt của nhiều vị khách du lịch đến đây để chụp ảnh kỷ niệm.


Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.
Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.
Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.
Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.
Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…
Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.
0