Điều gì xảy ra sau sự hỗn loạn tại OpenAI?

Trong 5 ngày qua, OpenAI đã bổ nhiệm tới hai quyền CEO. Microsoft từ chỗ mời Sam Altman về làm việc, nay lại ủng hộ Sam quay về OpenAI. Các chuyên gia công nghệ nhận định, câu chuyện cải tổ nhân sự và những màn "quay xe" bất ngờ, chóng vánh này thực chất là đỉnh điểm của cuộc tranh giành quyền lực giữa hai luồng tư tưởng của công ty, trong đó một bên lạc quan về tương lai của AI, được tiếp thêm sinh lực nhờ quá trình thương mại hóa nhanh chóng; bên còn lại lo ngại rằng AI đại diện cho một rủi ro hiện hữu đối với sự an toàn của nhân loại và phải được kiểm soát hết sức thận trọng.

OpenAI sa thải CEO Sam Altman 

Thời điểm cuối năm 2022, Ông Sam Altman nổi lên như một ngôi sao trong lĩnh vực công nghệ cùng với sự ra đời của ChatGPT, một chatbot AI với những khả năng chưa từng có, có thể “sáng tác” thơ văn và tác phẩm nghệ thuật chỉ trong vài giây., ChatGPT đã gây bão khi có tới hơn 100 triệu người dùng chỉ trong một thời gian ngắn. Mô hình AI này thậm chí được dự báo sẽ khiến nhiều người mất việc làm do nó có thể đảm nhận nhiều công việc phức tạp khác nhau. 

Trước đó, từ năm 2015, ông Altman bắt tay cùng tỉ phú Elon Musk và những người khác thành lập OpenAI với mục tiêu xây dựng AI có tính sáng tạo và mang lại lợi ích cho nhân loại. Tuy nhiên, ông Sam Altman không có cổ phần trong OpenAI và có thể bị sa thải bất cứ lúc nào.

Hôm 18/11 vừa qua, công ty OpenAI thông báo ngắn gọn về quyết định bãi nhiệm vị CEO 38 tuổi. Quyết định sa thải trên gây chấn động cho nhiều người cả trong lẫn ngoài công ty. Ngay sau thông tin này, những giao dịch cổ phiếu trên thị trường thứ cấp của OpenAI đã bị đình trệ khi nhà đầu tư bất an về tương lai của hãng. Thậm chí, một số thương vụ đã bị hủy bỏ hoàn toàn. Giá cổ phiếu của Microsoft, công ty đã đổ 13 tỷ USD cho OpenAI, đã giảm 2,4%.

Các chuyên gia công nghệ đã đặt hàng loạt câu hỏi về quyết định sa thải gây sốc này. Người thay thế ông Altman– ông  Emmett Shear từng là CEO nền tảng trực tuyến game lớn nhất thế giới Twitch trong gần 20 năm, thuộc phe “lo sợ AI” trong giới công nghệ. Trong nhiều cuộc phỏng vấn trước đây, ông Shear đã thể hiện rõ quan điểm lo ngại sự phát triển của AI có thể đi ngược lại lợi ích con người. Giới công nghệ khi nhắc về AI, thường chia thành hai phe: phe "lo sợ" AI có thể phát triển đủ nhanh để vượt khỏi tầm kiểm soát của con người, qua đó thay con người kiểm soát thế giới, trong khi phe "phát triển AI" muốn đẩy nhanh tiến trình cải tiến loại công nghệ này. Quan điểm của ông Shear nhiều khả năng phản ánh quan điểm và lý do hội đồng quản trị OpenAI sa thải ông Sam Altman.

Trước đó, vào năm 2015, OpenAI được thành lập với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận, cống hiến cho việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo giúp ích cho cộng đồng. Theo đó, OpenAI sẽ không phải là một công ty công nghệ, hoặc ít nhất không giống như các công ty mang tính thời đại khác trong thế giới internet, chẳng hạn như Meta, Google và Microsoft, mà hoạt động giống một cơ sở nghiên cứu hơn hoặc một diễn đàn nghiên cứu công nghệ một cách phi lợi nhuận. Kể từ sau khi ChatGPT ra mắt và gây sốt, ông Sam Altman – lúc này là CEO - đã hoàn toàn muốn hướng cho OpenAI theo con đường lợi nhuận, kinh doanh và bán sản phẩm. Ông Altman thúc đẩy sự phát triển của ChatGPT, xung đột với sứ mệnh đã nêu truóc đó của công ty, từ đó làm trầm trọng thêm những rạn nứt về giữa các hệ tư tưởng- giữa một bên ủng hộ lợi nhuận và thương mại hóa – và một bên mong muốn giảm thiểu rủi ro của công nghệ AI cho nhân loại, bởi họ cho rằng sức mạnh phá huỷ tương đương với bom hạt nhân và có thể gây ra thảm hoạ toàn cầu.  Điều lệ của OpenAI đặt nguyên tắc lên trên lợi nhuận, cổ đông và bất kỳ cá nhân nào. Do đó, thật dễ hiểu căng thẳng đã bị đẩy lên đỉnh điểm. 

Sức ép lớn đưa CEO Sam Altman trở lại

Theo Reuters, các nhà đầu tư gồm Microsoft cùng các quỹ đầu tư Thrive Capital, Sequoia Capital và Tiger Global đã tạo sức ép khiến ban quản trị của OpenAI khôi phục vị trí cho Altman.

Không chỉ có vậy, sau khi CEO Sam Altman bị OpenAI sa thải, ông Greg Brockman, người đồng sáng lập OpenAI, tuyên bố từ chức chủ tịch. Hơn 740 nhân viên trong tổng số 770 người làm việc tại công ty trí tuệ nhân tạo này đã cùng ký vào một bức thư ngỏ yêu cầu hội đồng quản trị công ty từ chức và khôi phục chức vụ cho ông Sam Altman, nếu không họ sẽ đồng loạt nghỉ việc và chuyển sang Microsoft theo ông Altman. Điều này có nguy cơ phá hủy mọi thứ mà công ty đã nỗ lực rất nhiều để đạt được trong nhiều năm qua. ChatGPT được cho là đang trên đà tạo ra hơn 1 tỷ USD mỗi năm cho OpenAI.

Tác động của vụ việc ngay lập tức đã gây ra những phản ứng trên thị trường cổ phiếu.  Nhiều các nhà đầu tư e ngại đặt tiền của mình vào OpenAI, và đổ dồn sang mua cổ phiếu của Microsoft sau khi tập đoàn công nghệ này tuyển dụng thành công ông Sam Altman và các cộng sự. Giá cổ phiếu của Microsoft trong tuần qua đã tăng 2,1%, phá vỡ mức kỷ lục trước đó. 

Giữa lúc các nhà công nghệ bối rối về các tình huống liên quan đến cuộc cải tổ của OpenAI cũng như tác động của nó đối với Thung lũng Silicon và cộng đồng khởi nghiệp, OpenAI cuối cùng đã đạt được thỏa thuận để ông Altman trở lại công ty với tư cách là Giám đốc Điều hành. Hội đồng Quản trị cũng được thay mới. 

Ông Emmett Shear, người giữ chức CEO tạm thời của OpenAI trong chưa đầy ba ngày, cũng tỏ ý hài lòng về kết quả này sau 72 giờ làm việc căng thẳng. Ông tin đây sẽ là con đường đúng đắn để đảm bảo vừa an toàn, vừa phù hợp với các bên liên quan.

Theo các chuyên gia, sự trở lại “kịch tính” của CEO Sam Altman không chỉ khép lại một tuần đầy hỗn loạn của OpenAI, mà còn là bước củng cố quyền lực lớn cho ông Altman. Ông Altman sẽ tiếp tục lãnh đạo công ty với một hội đồng quản trị mới, về mặt lý thuyết, đang dành sự ủng hộ nhiều hơn cho tầm nhìn của ông. Ngoài ra, sự kiện biến động nhân sự trong những ngày qua cũng cho thấy, bất chấp những điều lệ và tôn chỉ cao cả là “một tổ chức phi lợi nhuận chuyên tạo ra trí tuệ nhân tạo vì lợi ích của nhân loại”, OpenAI rốt cuộc chỉ có thể là một công ty công nghệ truyền thống.

Mặt khác, dù ông Sam Altman quay trở lại, lỗ hổng nguy hiểm hiện đang tồn tại trong quá trình phát triển trí tuệ nhân tạo cũng không thể giải quyết được bằng một vài tiếng nói. Rõ ràng, tương lai của AI đang được quyết định bởi cuộc chiến ý thức hệ giữa những người giàu có lạc quan về công nghệ và các công ty trị giá hàng tỷ đô la. Số phận của OpenAI có thể đang ở thế cân bằng, nhưng sự mẫu thuận tư tưởng trong chính nội bộ công ty đã cho thấy những giới hạn của nó. 

Cơ hội lớn cho OpenAI và Microsoft

Cho đến nay, OpenAI vẫn chưa đưa ra được lời giải thích cụ thể về việc ông Sam Altman bị sa thải, ngoài lí do ông thiếu thẳng thắn và cần phải bảo vệ sứ mệnh của OpenAI là phát triển trí tuệ nhân tạo mang lại lợi ích cho nhân loại. Do đó, các nhà phân tích cho rằng, việc cải tổ sẽ có lợi cho cá nhân ông Altman và Microsoft, công ty đã đầu tư hàng tỷ đô la và triển khai hệ thống máy tính tiên tiến hỗ trợ OpenAI chạy các mô hình.

Theo một số nguồn tin, Microsoft và một số nhà đầu tư lớn khác nhiều khả năng sẽ có ghế trong hội đồng quản trị mở rộng của OpenAI. Điều này đồng nghĩa, lợi ích kinh doanh sẽ được ưu tiên hơn so với những lo ngại về các hậu quả tiềm ẩn của trí tuệ nhân tạo đối với nhân loại. CEO Sam Altman cùng với ban quản trị mới chắc chắn thúc đẩy những đổi mới và thương mại hóa nhanh chóng.

Cùng với việc tăng sức ảnh hưởng, Microsoft được cho là sẽ giành được nhiều quyền kiểm soát hơn tại OpenAI, giúp củng cố tham vọng dẫn đầu trong phát triển trí tuệ nhân tạo thông qua các thỏa thuận hợp tác. Hiện Microsoft đã tích hợp công nghệ của OpenAI vào hầu hết các sản phẩm chính của mình và đánh bại các đối thủ để chiếm lĩnh thị trường. Chỉ riêng trong tháng 11, Microsoft đã đưa ra hàng trăm thông báo về việc tích hợp công nghệ OpenAI trên các công cụ AI, mô hình AI, công cụ trên đám mây của mình. Gã khổng lồ phần mềm còn đưa Copilot, trợ lý trò chuyện dựa trên ChatGPT, đến khắp nơi trên thế giới.

Một vấn đề lớn được thế giới quan tâm lúc này là liệu hội đồng quản trị mới của OpenAI sẽ thờ ơ về sự an toàn của AI hay không? Bởi thực tế, động cơ lợi nhuận có thể đang được ưu tiên hơn vào lúc này. Tất nhiên, CEO Altman từ lâu đã cảnh báo về những rủi ro do AI gây ra và ông đã cam kết với các nhà lập pháp và khách hàng rằng ông sẽ thúc đẩy OpenAI phát triển một cách có trách nhiệm, trong khi Microsoft cũng cho rằng cần phải quản lý AI, đồng thời kêu gọi hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực này. Quan điểm tương đồng này là minh chứng cho thấy quan hệ hợp tác đôi bên sẽ tiếp tục tiến xa và mạnh mẽ.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 9/5/2025 đánh dấu tròn 80 năm chiến thắng phát xít Đức – mốc son lịch sử làm nên bản lĩnh và niềm tự hào dân tộc của người dân Liên Xô trước đây và người dân Nga ngày nay.

Thủ tướng Netanyahu cho biết chiến dịch sắp tới tại Gaza sẽ là một “chiến dịch quân sự cường độ cao”. Chiến dịch này đã được nội các an ninh thông qua sau khi Israel huy động hàng chục nghìn quân dự bị để chuẩn bị cho cuộc tấn công trên diện rộng, đồng thời khiến cho viễn cảnh hoà bình tại Dải Gaza ngày càng xa vời.

Ngày 24/6/1945, Quảng trường Đỏ ở Moscow trở thành tâm điểm của thế giới khi Hồng quân Liên Xô tổ chức Lễ duyệt binh Chiến thắng đầu tiên, đánh dấu sự sụp đổ của phát xít Đức và vinh danh cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945). Đây không chỉ là một sự kiện quân sự mà còn là biểu tượng vĩ đại của Hồng quân Liên Xô, của lòng quả cảm, sự hy sinh và niềm tự hào dân tộc.

Quân đội Ấn Độ đã triển khai một loạt cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các địa điểm ở Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan quản lý vào sáng 7/5, trong một chiến dịch quân sự mang tên Sindoor. Vì sao Ấn Độ lại lựa chọn những địa điểm này và chúng có ý nghĩa chiến thuật như thế nào đối với chiến dịch Sindoor? Các bên liên quan đã đưa ra những tuyên bố gì về các cuộc tập kích này? Động lực nào thúc đẩy Ấn Độ phát động chiến dịch tấn công ngay từ đầu?

Vụ không kích của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan ngày 7/5 cho thấy mức độ căng thẳng giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang leo thang nhanh chóng, bất chấp các lời kêu gọi kiềm chế từ quốc tế.

Tổng thống Trump đang định hình nền chính trị toàn cầu, làn sóng chính trị trên thế giới cũng bắt đầu chia phe với nhiệm kỳ của ông Trump. Có nơi “Hiệu ứng Trump” tạo ra một cú hích, nhưng nhiều nơi lại rất phản đối.