Cơ chế đặc thù và dòng vốn cho thị trường bất động sản
Với những vướng mắc đang tồn tại trên thị trường bất động sản (BĐS), hơn lúc nào hết, thị trường cần phải có những giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ những nút thắt về pháp lý và dòng vốn.
Hiện nay, về mặt thể chế, hầu như đã hoàn thiện với rất nhiều nghị quyết, nghị định mới được ban hành. Tuy nhiên, để những nghị quyết này thực sự đi vào cuộc sống, cần có thời gian và các giải pháp thiết thực. Đặc biệt, trong bối cảnh Chính phủ vừa ban hành hai nghị định vào ngày 1/4 vừa qua, quy định chi tiết thực hiện hai nghị quyết của Quốc hội, Đài Hà Nội sẽ tổ chức một diễn đàn với chủ đề "Cơ chế đặc thù và dòng vốn cho thị trường bất động sản", nhằm cung cấp những thông tin đặc biệt cần thiết và hữu ích cho cả cơ quan quản lý nhà nước cũng như các hiệp hội, doanh nghiệp bất động sản.
Diễn đàn được tổ chức đúng theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, hướng đến phát triển một hệ sinh thái bất động sản an toàn, lành mạnh và bền vững. Diễn đàn diễn ra vào ngày 9/4 tại TP.HCM, với sự tham gia của 250 khách mời và các đại biểu đến từ: Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, UBND TP Hồ Chí Minh, UBND TP Hà Nội, các thành viên thị trường, các chuyên gia kinh tế tài chính và doanh nghiệp.
Sự kiện đã nhận được sự quan tâm lớn từ các thành viên thị trường, được đánh giá cao và kỳ vọng sẽ đưa ra những giải pháp đột phá, giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong thị trường.
Luật sư Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Công ty Luật TNHH ALC, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết: "Đài Hà Nội tổ chức diễn đàn này là đang đánh giá đúng nhu cầu của thị trường. Thị trường bất động sản là thị trường lớn. Trong năm 2024, bất động sản và ngành xây dựng chiếm 11% GDP của nền kinh tế. Thứ hai, bất động sản dẫn dắt cho 40 ngành nghề liên quan và từ đó giải quyết rất nhiều vấn đề về xã hội. Khi chính sách được khơi thông, dòng vốn sẽ tự động chảy vào bất động sản".
Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản TP.HCM, chia sẻ: "Hy vọng Đài Hà Nội sẽ tổng kết thêm những giá trị mới sâu sắc, đặc biệt là mời được các chuyên gia, đại diện các bộ, sở. Vì bộ, sở thông suốt thì mới hiệu quả. Cần biết được doanh nghiệp cần gì, những điều này sẽ được phản ánh trong diễn đàn".
Mặc dù chỉ được chuẩn bị trong thời gian rất gấp rút, nhưng đến thời điểm hiện tại, mọi công tác đã sẵn sàng cho sự kiện. Nhà báo Hoàng Anh, Trưởng quản lý điều hành Văn phòng đại diện Đài Hà Nội tại TP.HCM, cho biết: "Cho đến nay, công tác tổ chức đã hoàn tất để chuẩn bị cho diễn đàn một cách tốt nhất. Diễn đàn thu hút hơn 200 đại biểu tham gia".
Nhà báo Mỹ Hạnh, Tổ chức sản xuất diễn đàn, Đài Hà Nội, chia sẻ: "Chúng tôi lựa chọn thời điểm này để tổ chức diễn đàn nhằm hiện thực hóa hai nghị quyết của Quốc hội về thị trường bất động sản cũng như chính sách pháp luật về đất đai. Từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị để đưa nghị quyết vào cuộc sống. Đồng thời sớm đưa các dự án đang bỏ hoang, chậm tiến độ vào hoạt động, tránh lãng phí tài nguyên đất".
Với kỳ vọng sẽ là cầu nối để các cơ quan chức năng, địa phương, doanh nghiệp và thành viên thị trường cùng chia sẻ, phân tích và đưa ra những giải pháp mang tính thực tế, diễn đàn sẽ là cơ hội để đưa nghị quyết vào cuộc sống một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đặc biệt trong bối cảnh "vừa chạy vừa xếp hàng" như hiện nay.


Người trẻ không nên mạo hiểm với khoản vay quá sức khi mua nhà, mức vay an toàn được khuyến nghị là tối đa 50% giá trị bất động sản.
Tính pháp lý nhà đất là một lưu ý quan trọng trước khi quyết định mua. Vậy làm thế nào để kiểm tra tình trạng pháp lý của nhà đất mà mình sắp giao dịch?
Nhiều khán giả thắc mắc, tại sao cùng trên địa bàn Hà Nội mà giá nhà ở xã hội nơi cao, nơi thấp?
Phân khúc căn hộ Hà Nội đang bước vào chu kỳ điều chỉnh đầu tiên sau gần hai năm, tại thị trường sơ cấp, giá bán trung bình đạt xấp xỉ 70-75 triệu đồng/m².
Thời gian gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với 50% số tiền thuê đất phát sinh phải nộp năm 2025 là 6 tháng, kể từ ngày 31/5.
HoREA đã đề xuất đổi tên "Quỹ phát triển NƠXH quốc gia" thành "Quỹ phát triển nhà ở quốc gia" nhằm tạo điều kiện hợp nhất các chính sách phân tán hiện nay trong một khung điều phối tài chính thống nhất.
0