Đất đấu giá bị bỏ hoang gây lãng phí
Công tác đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua đã tạo ra quỹ đất ở, đồng thời kiến tạo không gian đô thị hiện đại cho nhiều khu dân cư ngoại thành. Tuy nhiên, thực tế phần lớn đất đấu giá đang không đến được tay người có nhu cầu ở thực mà rơi vào tay giới đầu cơ. Hậu quả là nhiều khu, thửa đất được đấu giá thành công gần chục năm nhưng vẫn bỏ hoang hóa, lãng phí tài nguyên đất đai.
Tại khu đất đấu giá làng Cao Xá (xã Cao Dương, huyện Thanh Oai), hàng chục lô đất được đấu giá thành công từ năm 2020, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có căn nhà nào được xây dựng. Toàn bộ diện tích bị bỏ hoang, trở thành nơi đổ phế thải và chăn thả gia súc. Hàng chục tỷ đồng đầu tư xây dựng hạ tầng trở nên lãng phí; nhiều hạng mục đang bị hư hỏng, lãng phí.
Hiện tại, hàng loạt khu đất đấu giá từng là điểm nóng cuối năm 2024 vẫn chưa được xây dựng, đưa vào sử dụng. Hàng trăm lô đất vẫn bỏ hoang cho cỏ mọc, thậm chí là nơi tập kết rác, trạc thải. Có thể kể đến như: Khu đất đấu giá giáp đường N1 Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng); Khu Lòng Khúc (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức); các dự án đất đấu giá Liên Hà, Kim Nỗ (huyện Đông Anh)…
Thực tế, đấu giá đất đã giúp các quận, huyện tăng thu ngân sách, tạo quỹ đất phát triển hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Tuy nhiên, nhiều cuộc đấu giá đã bị một số đối tượng lợi dụng, thao túng để thổi giá nhằm tạo mặt bằng giá ảo cho cả khu vực. Những lô đất sau khi trúng đấu giá lập tức được rao bán lại với mức chênh hàng trăm triệu đồng mỗi lô. Sau đó, hầu hết các thửa đất đều bị bỏ hoang không đưa vào sử dụng.
Để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, gây lãng phí tài nguyên đất đai, Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp chấn chỉnh công tác đấu giá đất. Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã ưu tiên đấu giá đất cho tổ chức, hạn chế đấu giá đất cho cá nhân. Từ đầu năm đến nay, nhiều huyện ngoại thành đã triển khai hàng chục dự án. Huyện Phúc Thọ đã đấu giá thành công dự án Đồng Cá vào tháng 4; huyện Thường Tín đã hoàn thành hạ tầng dự án đấu giá Quan Sở; huyện Thạch Thất hoàn thành hạ tầng dự án đấu giá tại thôn Mục Uyên… Hiện dự án đất đấu giá tại thôn Mục Uyên 2 đã được thành phố phê duyệt về kế hoạch phát triển nhà ở năm 2025, hiện huyện Thạch Thất đang hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để dự kiến tổ chức đấu giá vào Quý III năm nay.
Theo quy định của Luật Đất đai 2024, với các dự án đấu giá đất, người trúng đấu giá phải đảm bảo hoàn thành dự án theo tiến độ nhưng không quá 5 năm kể từ ngày được bàn giao đất tại thực địa. Nếu chủ đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn này, có thể bị thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất (trừ các trường hợp bất khả kháng).
Khuyến khích đấu giá đất cả dự án cho tổ chức và quy định rõ thời hạn phải đưa dự án vào sử dụng được cho là biện pháp hiệu quả chống bỏ hoang, lãng phí đất đai.


Nhiều nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đã xuất hiện tại một số khu vực thuộc địa bàn Canh Nậu, xã Lam Sơn, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
Dự án cải tạo Chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng là một trong những dự án nằm trong danh mục các công trình, dự án thực hiện trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của quận Đống Đa, theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung 17 công trình, dự án thuộc Danh mục các công trình, dự án thực hiện trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Tây Hồ.
Điều kiện về việc tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất được quy định tại điều 55 Nghị định 102 của Chính phủ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu đánh giá toàn bộ quy trình thực hiện dự án bất động sản để rút gọn thủ tục, giảm thời gian triển khai.
Hai dự án nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2 (huyện Đông Anh) với tổng vốn đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng đã được Liên danh của Kinh Bắc, Viglacera đăng ký thực hiện.
0