Xăng có cần đánh thuế tiêu thụ đặc biệt?

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ xăng khỏi diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt song lãnh đạo Bộ Tài chính lo lắng "bỏ sẽ không khuyến khích dùng tiết kiệm".

 

Ngày 26/3, tại phiên họp Quốc hội bàn về thuế tiêu thụ đặc biệt, Thứ trưởng Tài chính Cao Anh Tuấn cho rằng, xăng có nguồn gốc hóa thạch, nếu bỏ áp thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ không khuyến khích dùng xăng sinh học, sử dụng tiết kiệm. Ông Tuấn nhấn mạnh, mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt là nhằm điều tiết hành vi tiêu dùng. 

Mục đích của thuế tiêu thụ đặc biệt là để điều tiết hành vi tiêu dùng nhưng là để điều tiết hành vi đối với những sản phẩm không thiết yếu. Xăng là một loại hàng hóa thiết yếu. Dù giá xăng có tăng, mọi người vẫn phải đi làm hàng ngày, doanh nghiệp vẫn phải thuê xe chở hàng mỗi ngày. 

Trong kinh tế học có một đại lượng là độ co giãn của cầu theo giá. Tức là đại lượng phản ánh mức độ tăng giảm của tiêu dùng khi giá tăng hay giảm 1%, mọi người vẫn gọi là độ nhạy với giá. Dù không có con số cụ thể, nhưng quan sát hành vi của người tiêu dùng cá nhân cũng như doanh nghiệp, xăng không phải là mặt hàng có độ nhạy cao với giá. Độ nhạy cao với giá sẽ là những sản phẩm không thiết yếu như là bánh kẹo, đồ trang sức, rượu bia,… 

Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên những sản phẩm thiết yếu khá nguy hiểm, trực tiếp tăng gánh nặng chi phí lên người dân, doanh nghiệp. Những con số đó sẽ phản ánh vào chỉ số giá, lạm phát. Lạm phát không phải là một dữ liệu vô tri. Lạm phát là dữ liệu ảnh hưởng tới cuộc sống từng người dân, từng gia đình. 

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế cần đóng vào những hàng hóa không thiết yếu, có độ nhạy với giá cao. Việc đánh thuế thực sự có tác dụng làm giảm sức mua. Cơ quan Nhà nước khi quyết định giữ hay bỏ một sắc thuế, đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân cũng cần có những cơ sở thuyết phục cho việc ra quyết định đó; thay vì giải thích một cách chung chung là cần giảm tiêu thụ nên là đánh thuế. 

Bộ Tài chính có áp lực của họ trong việc thực hiện chỉ tiêu thu Ngân sách Nhà nước khi mùa thu ngân sách năm 2024 đã đạt mức kỷ lục 2 triệu tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2023. Tuy nhiên, miễn giảm thuế, giảm sức nặng cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao khả năng hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của họ về lâu dài là cách nuôi dưỡng nguồn thu hiệu quả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

VN-Index vừa có phiên điều chỉnh mạnh nhất trong lịch sử với nhịp giảm gần 88 điểm, mất 6,68% - gần biên độ dao động tối đa là 7% theo quy chế giao dịch của HoSE.

Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn trong sáng 3/4 nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại, trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam.

Thông tin Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam đã gây chấn động thị trường, vượt xa mọi dự đoán từ giới chuyên gia, doanh nghiệp và cả chính các nhà đầu tư Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hơn 180 nền kinh tế, dự báo sẽ làm suy yếu nền kinh tế thế giới vốn đang mới phục hồi sau giai đoạn lạm phát ảnh hưởng bởi xung đột địa chính trị.

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á ngày 3/4 đều đồng loạt lao đốc, cho thấy phản ứng trước lệnh áp thuế mới của Mỹ.

Đại diện Bộ Tài chính đã trả lời câu hỏi của phóng viên về mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ đưa ra với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam, tại họp báo thường kỳ quý I/2025.