Nghị quyết 68: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp BĐS
Năm 2024, Tập đoàn Hòa Phát đã nộp vào ngân sách nhà nước hơn 13.400 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, Tập đoàn đã dành hơn 100 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội. Với việc Nghị quyết 68 được ban hành, Tập đoàn rất mong chờ những nội dung này sớm được thể chế hóa và sẵn sàng với nhiệm vụ trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát chia sẻ: "Trong các nghị quyết của Đảng từ trước đến nay, tôi thấy Nghị quyết 68 với các chi tiết, các điều khoản rất rõ ràng, tất cả vướng mắc của doanh nghiệp tư nhân từ trước đến nay cảm giác có sự cởi trói mạnh mẽ. Hy vọng trong giai đoạn tới, các chính sách của Quốc hội, Chính phủ sẽ kịp thời đi tiếp theo Nghị quyết 68. Tôi tin tưởng rằng Nghị quyết 68 sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân bứt tốc mạnh mẽ, góp phần vào kỷ nguyên phát triển của Việt Nam".
Có thể thấy, với việc khuyến khích đẩy mạnh kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển. Đơn cử như Nghị quyết 68 đã đưa ra mục tiêu phải hoàn thành việc cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính. Đặt mục tiêu thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai, giảm thiểu thời gian và rủi ro trong các khâu giải phóng mặt bằng, cấp sổ đỏ, thuê đất, giao đất. Đây được xem là các điểm mấu chốt để giúp dự án được triển khai nhanh, giảm chi phí liên quan, từ đó doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá bán theo hướng hợp lý hơn, nhất là với các sản phẩm nhà ở phù hợp thu nhập đại đa số người dân.
Nghị quyết còn yêu cầu có cơ chế, chính sách phù hợp để kiểm soát biến động giá đất, đặc biệt là giá đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Luật sư Trương Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Luật Trường Sơn cho hay: "Tôi cũng hy vọng rằng với chủ trương của Đảng trong Nghị quyết 68, để kinh tế tư nhân tiếp cận được với đất đai tốt hơn nữa thì nguồn lực của bất động sản sẽ được bền vững và lâu dài hơn".
Tuy nhiên, cơ hội cũng sẽ đi liền với thách thức. Việc tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp lớn. Và nếu như không đủ mạnh, thì các doanh nghiệp có thể sẽ bị loại khỏi cuộc đua bất cứ lúc nào. Đặc biệt, với việc doanh nghiệp tự thỏa thuận đền bù khi xây dựng các dự án không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất, rất ít doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thỏa thuận thành công. Vì vậy, sân chơi thực sự chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn.
Trong thời gian tới, Chính phủ cần triển khai các giải pháp một cách đồng bộ, hiệu quả với quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nhất là sáp nhập các địa phương tới đây. Có như vậy mới thực sự tạo ra cuộc cách mạng về cơ chế cho hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân, trong đó có thị trường bất động sản.


Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, với 89,75% đại biểu tán thành.
Nhiều doanh nghiệp đang tăng công suất để kịp giao hàng cho các đối tác ở Mỹ trước ngày 9/7 - thời điểm Chính phủ Mỹ xem xét lại chính sách thuế đối ứng áp lên hàng nhập khẩu vào nước này.
Thị trường chứng khoán trong tuần từ 19-23/5 có 50 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức tiền mặt, cổ phiếu.
Ba lãnh đạo cấp cao của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global, MCK: VGI) đã nộp đơn xin từ nhiệm kể từ ngày 5/6/2025.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s ngày 16/5 đã hạ một bậc điểm tín nhiệm quốc gia Mỹ, từ AAA xuống AA1.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masterise (Masterise Group) vừa tăng vốn điều lệ lên gần gấp 3 lần, đây là lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua công ty điều chỉnh tăng vốn điều lệ.
0