Nên giãn lộ trình tăng thuế mặt hàng rượu bia
Theo VCCI, việc điều chỉnh chính sách thuế, gồm thuế tiêu thụ đặc biệt cần được xem xét một cách thận trọng, toàn diện. Đặt trong bối cảnh số doanh nghiệp rút khỏi thị trường kỷ lục với 197.000 doanh nghiệp, kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn rủi ro.
Với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện đang điều chỉnh tăng cao thuế suất mặt hàng rượu, bia lên 100%, trong 5 năm liên tục và bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, VCCI kiến nghị: Cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, giãn thời gian áp dụng từ năm 2028, với mức tăng 5% mỗi hai năm với các sản phẩm rượu bia.
Với nước giải khát có đường, VCCI đề nghị xem xét chưa đưa nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tại thời điểm này để có thêm thời gian nghiên cứu, đánh giá toàn diện và xây dựng chính sách phù hợp hơn.
Theo cơ quan này, nếu tăng thuế quá nhanh sẽ khiến doanh nghiệp khó có đủ thời gian điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đầu tư công nghệ, dẫn tới thu hẹp quy mô sản xuất, ảnh hưởng việc làm người lao động.


Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, gấp 2-4 lần so với hiện hành.
Theo quyết định từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP BOT Cầu Thái Hà (UPCoM: BOT) sẽ vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 20/5.
Thị trường vàng trong nước đang chứng kiến một loạt biến động khó lường, bất ngờ giảm mạnh sau chỉ đạo điều hành từ Thủ Tướng.
Giá vàng tại thị trường châu Á đã tăng hơn 1% vào sáng 19/5, sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tái khẳng định các cảnh báo thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cổ phiếu VIC của Vingroup đang liên tục tăng nóng, tạo nên cơn sốt trên sàn chứng khoán.
Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng trong năm 2024 đạt 5,4 triệu đồng theo giá hiện hành, tăng 9,1% so với năm 2023.
0