Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm với nền kinh tế Mỹ
Lý do mà Moody’s đưa ra cho động thái này là do gánh nặng tài khóa gia tăng do thâm hụt ngân sách của Chính phủ Liên bang Mỹ và chi phí ngày càng lớn của việc đảo nợ trong bối cảnh lãi suất cao.
Theo báo cáo của Moody’s, việc hạ một bậc trên thang tín nhiệm gồm 21 bậc của tổ chức này phản ánh rằng nợ chính phủ Mỹ trong hơn một thập kỷ qua và tỷ lệ tiền trả lãi của nước này đã tăng tới mức cao hơn nhiều so với của các quốc gia có điểm tín nhiệm tương tự.
Trong số ba tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn nhất thế giới gồm Moody’s, Fitch và Standard & Poor’s thì Moody’s là tổ chức cuối cùng quyết định hạ tín nhiệm bậc cao nhất của Mỹ.
Từ đầu năm tài khóa bắt đầu vào ngày 1/10/2024 tới nay, Washington đã thâm hụt ngân sách 1,05 nghìn tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, bất chấp việc nguồn thu từ thuế quan tăng mạnh trong tháng 4 đã giúp giảm bớt mức thâm hụt.
Nhà Trắng đã ngay lập tức phản ứng gay gắt và bác quyết định trên của Moody’s.


Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, với 89,75% đại biểu tán thành.
Nhiều doanh nghiệp đang tăng công suất để kịp giao hàng cho các đối tác ở Mỹ trước ngày 9/7 - thời điểm Chính phủ Mỹ xem xét lại chính sách thuế đối ứng áp lên hàng nhập khẩu vào nước này.
Thị trường chứng khoán trong tuần từ 19-23/5 có 50 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức tiền mặt, cổ phiếu.
Ba lãnh đạo cấp cao của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global, MCK: VGI) đã nộp đơn xin từ nhiệm kể từ ngày 5/6/2025.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s ngày 16/5 đã hạ một bậc điểm tín nhiệm quốc gia Mỹ, từ AAA xuống AA1.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masterise (Masterise Group) vừa tăng vốn điều lệ lên gần gấp 3 lần, đây là lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua công ty điều chỉnh tăng vốn điều lệ.
0