Vở ballet 'Hồ thiên nga' trở lại với diện mạo mới
Vở ballet Hồ thiên nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua. Tại Việt Nam, vở ballet “Hồ thiên nga” lần đầu được công chiếu vào năm 1985, lần thứ 2 vào năm 2019.
Sau 5 năm, "những chú thiên nga" trong vở ballet kinh điển của Tchaikovsky lại được tung cánh trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội. Trong lần trở lại này, hầu hết các vũ công đều mới ra tường 2-3 năm nhưng đã mang đến những làn gió mới, màu sắc mới so với các phiên bản trước.

Vở ballet 'Hồ Thiên Nga' trở lại với diện mạo mới
“Hồ thiên nga” là một trong những vở ballet kinh điển nhất mọi thời đại do nhà soạn nhạc thiên tài Tchaikovsky chắp bút.
Theo chân các nhân vật trong “Hồ thiên nga”, khán giả được lắng nghe câu chuyện tình bi thương giữa hoàng tử Siegfried và công chúa Odette, cùng những ý nghĩa ẩn dụ sâu xa về thiện ác phía sau những điệu múa ballet.
Bằng tất cả sự chuẩn bị nghiêm túc và tâm huyết, "những chú thiên nga" của Nhà hát Vũ kịch Việt Nam đã dang rộng đôi cánh, thăng hoa trong từng điệu nhạc, mang đến màn trình diễn mãn nhãn và đầy cảm xúc.

Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh, Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam cho biết: ''Mỗi một lần công diễn đều có sự khác biệt. Lần này đạo diễn và biên đạo múa Thu Lan thổi vào vở diễn những cái rất mới, diễn viên rất trẻ nhưng tôi thấy các bạn có kinh nghiêm tuyệt vời và kỹ thuật rất tốt.''

Với ba đêm công diễn, tập thể vũ công từ Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam đã chinh phục khán giả bằng những hình ảnh đẹp mắt và sự đồng điệu hoàn hảo trong từng động tác. Mỗi bước nhảy của các nghệ sĩ đều toát lên sự đam mê và nỗ lực không ngừng nghỉ đưa nghệ thuật ballet đến gần với khán giả.
Việc đưa kiệt tác ballet “Hồ thiên nga” trở lại nhằm đáp ứng niềm mong mỏi được thưởng thức nghệ thuật đỉnh cao của khán giả tại Việt Nam.


Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.
Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.
Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.
Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.
Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.
Lễ hội đình Vòng (quận Thanh Xuân) đã khai mạc vào sáng 1/3 với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
0