Uyển chuyển linh vật rắn trên gốm Bát Tràng

Theo quan niệm của người Á Đông, trong 12 con giáp, rắn là linh vật thể hiện sự linh hoạt, thông minh và tinh anh. Năm mới Ất Tỵ, cùng khám phá và giải mã vẻ đẹp các hoạ tiết hoa văn của linh vật rắn được sáng tạo bởi đôi bàn tay của người nghệ nhân làng gốm Bát Tràng.

Mỗi dịp Tết đến các nghệ nhân làm gốm làng Bát Tràng lại có cơ hội thể hiện tay nghề với các tác phẩm là biểu tượng linh vật của năm. Nghệ nhân ưu tú Tô Thanh Sơn cùng với học trò của mình đã sáng tạo ra một vài biểu tượng linh vật rắn, năm Ất Tỵ, rất độc đáo và ý nghĩa.

Nghệ nhân ưu tú Lê Thanh Sơn - Làng gốm Bát Tràng chia sẻ: "Năm nay là năm Ất Tỵ - rắn vàng nên tôi chọn màu be để linh vật gần gũi với đời thường, mang biểu tượng văn hoá Phật giáo theo tích rắn che chở cho Phật. Tôi muốn đưa vào hình tượng rắn che chở cho chúng sinh. Theo các cụ,  12 con giáp đều có nhân phẩm, nhân cách, tính tốt riêng, ví như con rắn biểu tượng cho tình yêu, tình bạn, một con rắn uyển chuyển, quấn quýt không rời".

Trong Phật giáo, rắn được xem là linh vật trượng nghĩa, giác ngộ, hướng thiện, biết chở che và bảo vệ sự tốt lành. Việc thiết kế linh vật không chỉ đơn thuần là tái hiện một hình ảnh thực tế hay sao chép những đặc điểm ngoại hình một cách chính xác.

Điều quan trọng là người nghệ nhân phải tạo hình sao cho linh vật không chỉ đẹp về hình thức mà còn phải gợi lên được cảm xúc, sự gần gũi, thân thiện. 

Linh vật thường là tác phẩm nghệ thuật độc đáo để bài trí không gian sống, với mong muốn giúp gia chủ luôn may mắn, đón nhận tài lộc dưới sự che chở để an lành, hạnh phúc và thành công. 

Anh Trần Anh Tú, thế hệ nghệ nhân trẻ làng gốm Bát Tràng, lại thể hiện linh vật rắn gắn với những sản phẩm có tính thực tiễn với đời sống, linh vật rắn được anh thể hiện trên những chiếc đĩa, có thể sử dụng trang trí hoặc dùng để đồ ăn trong những ngày Tết.

Biểu tượng linh vật của năm, không chỉ là một biểu tượng trang trí, mà là sự kết tinh của trí tuệ, tâm hồn và niềm tin vào một năm mới an khang, thịnh vượng. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.