Khám phá xưởng chế tác linh vật rắn
Tại xưởng điêu khắc Quang Cảnh, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, những ngày cuối năm, những người thợ cần mẫn đục, đẽo, tô điểm cho từng chi tiết nhỏ nhất trên các tác phẩm.
Cặp linh vật rắn hổ mang cao 5 mét, dài 15 mét, với màu sơn da cam, đã hoàn thiện chuẩn bị được giao đến khách hàng. Nhiều chú rắn lớn nhỏ đủ loại sắc thái và màu sắc dễ thương, bắt mắt đang dần được hoàn thiện.

Mỗi linh vật rắn mang một cá tính riêng, từ những chú rắn nhỏ nhắn, đáng yêu với phong cách chibi cách điệu, đến những linh vật mang vẻ mạnh mẽ chân thật.

Theo anh Quang Cảnh, chủ xưởng điêu khắc, linh vật rắn năm nay được khách hàng ưa chuộng theo hai phong cách chính. Các mô hình chibi với dáng vẻ ngộ nghĩnh, dễ thương thường được các trung tâm thương mại, nhà hàng hoặc cửa hàng nhỏ lựa chọn vì chúng tạo cảm giác thân thiện và gần gũi với mọi người. Trong khi đó, các mô hình rắn với tỷ lệ và chi tiết chân thực là lựa chọn hàng đầu của những đơn vị tổ chức sự kiện lớn tại đường hoa Nguyễn Huệ hay các công trình nghệ thuật công cộng.

Để tạo ra những tác phẩm ấn tượng, đội ngũ công nhân không chỉ cần sự khéo léo về mặt kỹ thuật mà còn phải am hiểu về nghệ thuật và văn hóa. “Cái khó nhất vẫn là làm sao để truyền thần được vào đôi mắt và dáng vẻ của con rắn, khiến chúng không chỉ đẹp mà còn phải có hồn, phù hợp với mục đích sử dụng và không gian trưng bày”, anh Cảnh chia sẻ.

Công đoạn chọn màu sắc và hoàn thiện bề mặt đóng vai trò rất quan trọng. Với các mô hình lớn như cặp rắn hổ mang dài 15 mét, việc phối màu sao cho nổi bật giữa không gian rộng lớn mà vẫn giữ được vẻ sang trọng và tinh tế đòi hỏi rất nhiều tâm huyết. Màu da cam rực rỡ của cặp rắn không chỉ mang ý nghĩa may mắn mà còn tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, phù hợp với không khí mùa xuân.

Xưởng điêu khắc Quang Cảnh muốn thay đổi cách nhìn của mọi người về loài rắn bằng cách biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.


Trong những ngày tới, khi các tác phẩm khỏi xưởng, những chú rắn độc đáo này hẳn sẽ trở thành điểm nhấn ấn tượng, mang lại sự thích thú và bất ngờ cho người dân và du khách tại TP.HCM trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.
0