Sửa Luật để phát huy giá trị di sản văn hóa

Kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi, truyền dạy còn hạn chế; chưa có cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Đây là một trong những điểm nghẽn cần cụ thể hóa trong luật để thu hút các nguồn lực trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thiết thực chấn hưng văn hóa, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Bên hành lang Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV, các đại biểu Quốc hội cho rằng Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi) đang dần hoàn thiện hơn và tạo hành lang pháp lý tốt hơn cho công cuộc phát huy và bảo vệ giá trị của di sản văn hóa.

Trong Dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi, chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể văn hóa phi vật thể đã được bổ sung thêm về việc hỗ trợ tài chính, tạo điều kiện thực hành giao lưu hay tổ chức trình diễn… đã giúp các nghệ nhân, người thực hành có thể đóng góp hơn nữa vào hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng.

Đại biểu Bùi Hoài Sơn, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, cho rằng: "Nghệ nhân chính là báu vật nhân văn sống, gìn giữ những giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể. Chính vì thế, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến vai trò của người nghệ nhân và từ đó giúp cho di sản văn hóa của chúng ta, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể sẽ có sức sống, sẽ tồn tại bền vững trong cộng đồng cũng như phát huy phát triển kinh tế xã hội của đất nước".

Theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế: "Các nghệ nhân văn hóa dân gian cần được quan tâm đúng mức để khơi dậy, sáng tạo tiềm năng của chính họ để cống hiến cho các thế hệ tiếp theo. Đồng thời, cũng cần có các biện pháp để giữ được giá trị văn hóa truyền thống, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam".

Sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản là kịp thời và cần thiết. Chỉ khi luật bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, khi ấy, những vấn đề còn vướng mắc từ thực tiễn đối với câu chuyện di sản văn hóa mới mong được tháo gỡ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.