Người dân Ấn Độ chán dùng TikTok?
Từng là thị trường lớn nhất của TikTok cho tới tháng 6/2020, quốc gia đông dân nhất thế giới bất ngờ ban hành lệnh cấm TikTok và một số ứng dụng nổi tiếng khác của Trung Quốc với lý do bảo vệ an ninh quốc gia và quyền riêng tư của người dùng Ấn Độ. Quyết định có phần chớp nhoáng đã tạo nên cơn sốc đối với 200 triệu người làm nội dung trên TikTok ở Ấn Độ - những người đã quá quen thuộc với việc sử dụng và kiếm tiền từ ứng dụng này. Tuy nhiên, sau bốn năm, nhiều người đã quen dần với cuộc sống không TikTok và tìm ra những lựa chọn thay thế.
Cô Nitigya Joshi - Nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội cho biết: “Bốn năm trước, TikTok bị cấm tại Ấn Độ nên những nhà sáng tạo nội dung đã loay hoay mất một thời gian khi ứng dụng này là nguồn thu nhập và nơi cập nhật cuộc sống của họ. Nhưng rồi ai cũng phải nỗ lực gây dựng lại từ đầu ở một nền tảng khác".

Lệnh cấm có thể khiến các nhà sáng tạo nội dung và người bán hàng trên mạng xã hội lao đao nhất thời, nhưng với các ứng dụng của Ấn Độ và Mỹ, đây lại là chiến thắng lớn trên đường đua lấp đầy khoảng trống do TikTok để lại. Ngay sau khi lệnh cấm ban hành tại Ấn Độ, Instagram đã tung ra Reels, tính năng video mang dáng dấp của TikTok, còn Google giới thiệu tính năng video ngắn của riêng mình là YouTube Shorts. Trong khi đó, Roposo - một ứng dụng chia sẻ video của Ấn Độ, đã chứng kiến lượng người dùng tăng vọt khoảng 22 triệu trong 48 giờ sau khi lệnh cấm được thực hiện.
Giám đốc điều hành TikTok đánh giá việc cấm ứng dụng này tại Mỹ sẽ ảnh hưởng tới sinh kế của hàng trăm nghìn người và hơn 7 triệu doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào nền tảng này. Nhưng cách các cựu TikToker tại Ấn Độ có thể chung sống khi TikTok không còn tồn tại trên quốc gia này có thể là một ví dụ đáng tham khảo cho người dùng tại Mỹ.


Dự luật cải cách thuế quy mô lớn do đảng Cộng hòa đề xuất đã được Hạ viện Mỹ chính thức thông qua ngày 22/5.
Sáng kiến biến rác thải thành những viên gạch lát thân thiện của kỹ sư năng lượng tái tạo Ursula Saha tạo ra một bước tiến mạnh mẽ hướng tới phát triển bền vững tại Cameroon.
Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, Bộ trưởng Ngoại giao Iran, ông Abbas Araqchi cho biết.
Nga đã quyết định thiết lập vùng đệm an ninh dọc biên giới Nga - Ukraine, theo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/5.
Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình ra vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên.
Vụ tấn công nhằm vào hai nhân viên an ninh Israel ở Mỹ đã khiến nhiều người dân Israel bàng hoàng và quan ngại về sự an toàn của họ.
0