UBND xã Đường Lâm,,Sơn Tây vừa có quyết định xử phạt đoàn làm phim vì tô vẽ lên giếng cổ

(HanoiTV) - UBND xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội vừa có quyết định xử phạt đối với ông Trương Đức Thắng, thành viên đoàn làm phim xâm phạm giếng cổ Mông Phụ, thuộc khu vực bảo vệ, trong di tích Quốc gia làng cổ Đường Lâm.

Ông Trương Đức Thắng đã có hành vi viết, vẽ, làm bẩn, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, quy định tại khoản 1 điều 20 nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29-3-2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

giếng cổ Mông Phụ, thuộc khu vực bảo vệ, trong di tích Quốc gia làng cổ Đường Lâm.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND xã Đường Lâm yêu cầu ông Trương Đức Thắng khắc phục hậu quả, khôi phục hiện trạng ban đầu của giếng cổ bên đình làng Mông Phụ, Làng cổ Đường Lâm.

Trước đó, đoàn làm phim “Chuyện làng Bồm” đã tự ý vẽ lên thành giếng đình thôn Mông Phụ bằng vật liệu vôi màu để làm bối cảnh. Người dân trong làng đã rất bức xúc và không đồng ý cho đoàn làm phim này quay tiếp. Theo họ, giếng cổ Đường Lâm không chỉ là di tích cổ, mà còn có ý nghĩa về giá trị văn hóa cũng như giá trị tâm linh mà người dân nơi đây cố gắng gìn giữ bao đời nay. Vì vậy, dù đoàn phim xin bà con cho họ quay nốt nhưng không nhận được sự đồng ý.

Hiện tại, đoàn làm phim đã khắc phục hậu quả sau màn “hóa trang” cho giếng cổ nhưng phải mất một thời gian nữa, giếng mới có thể quay lại hiện trạng ban đầu, đặc biệt là nét cổ kính, rêu phong vốn có.

Việc đoàn làm phim tự ý bôi vẽ lên thành giếng để quay phim mà chưa xin phép thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong làm việc và thiếu tôn trọng bà con cũng như di tích cổ này. Bởi, giếng cổ làng Đường Lâm không chỉ là biểu tượng của văn hóa, tâm linh mà còn tài sản vô giá của người dân làng Đường Lâm.

Việc các đoàn phim đến đây quay phim sẽ góp phần quảng bá hình ảnh của làng cổ. Tuy nhiên, mọi sự can thiệp về diện mạo, quang cảnh,... của làng cổ phải có sự đồng ý của cơ quan chức năng. Các đoàn làm phim phải nghiêm túc tuân thủ những quy định về giữ gìn, bảo vệ di tích. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 29/11/2022, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Sáng 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Chiều 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội ẩm thực Việt Nam -Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tổ chức không gian tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu, trong đó công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối.

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.

Ngày 27/11, tại Bạc Liêu khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.

Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 đã chính thức khai mạc. Lễ hội hoa tam giác mạch năm nay mang chủ đề “Sức sống cao nguyên đá”, nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang.