Chính phủ yêu cầu nghiêm cấm săn bắt các loài chim hoang dã

Thủ tướng Chính phủ có văn bản yêu cầu các bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư; ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn bắt tận diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư…

Trước tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương, ngày 17/5/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg “Về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam”.

Chính phủ yêu cầu làm tốt công tác bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư; ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn bắt tận diệt.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư; ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn bắt tận diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư…

Theo đó, các địa phương đã ban hành văn bản nghiêm cấm hành vi săn bắt, kinh doanh và tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.

Tuy nhiên, thời gian này đang là mùa chim di cư, dự báo tình hình săn bắt, buôn bán, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư tại một số địa phương gia tăng và diễn biến phức tạp.

Chính quyền và lực lượng chức năng các địa phương đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động đến tận khu dân cư, hộ gia đình nhưng tình trạng săn bắt chim hoang dã, di cư vẫn tái diễn. Cán bộ địa phương không thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm nên khó ngăn chặn triệt để nạn săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư...

Hành vi săn bắt, tiêu thụ chim hoang dã, di cư đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của các loài chim nói riêng, đa dạng sinh học nói chung, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi các cam kết quốc tế về bảo vệ và bảo tồn các loài động vật hoang dã.

Để bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư đang có nguy cơ bị tận diệt, lực lượng kiểm lâm các địa phương phối hợp với cơ quan chức năng cần tổ chức thường xuyên các đợt tuần tra, kiểm soát tại khu vực trọng điểm về săn bắt, buôn bán, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư, đặc biệt là tại nơi được xác định là tụ điểm thu gom, phân phối chim hoang dã.

Chính quyền địa phương các cấp cần tăng cường công tác quản lý, bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn; tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã, không thực hiện hành vi săn bắt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư; hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ký cam kết không mua bán, giết mổ các loài chim hoang dã, di cư; duy trì hoạt động thường xuyên của tổ công tác liên ngành cấp xã, phường.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật có biện pháp phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi săn bắt, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh, chế biến các loài chim hoang dã, di cư; tăng cường thực hiện các quy định pháp luật về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ, qua đó thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách tiếp tục sửa đổi các văn bản pháp luật bảo đảm tính răn đe và phù hợp tình hình thực tiễn... Có như vậy mới góp phần bảo vệ hiệu quả các loài chim hoang dã, di cư, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học của đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 29/11/2022, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Sáng 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Chiều 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội ẩm thực Việt Nam -Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tổ chức không gian tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu, trong đó công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối.

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.

Ngày 27/11, tại Bạc Liêu khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.

Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 đã chính thức khai mạc. Lễ hội hoa tam giác mạch năm nay mang chủ đề “Sức sống cao nguyên đá”, nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang.