Sẵn sàng Tuần lễ hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đăng Ya
Đến với lễ hội lần này, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội văn hóa - du lịch lớn của tỉnh Gia Lai mà còn được trải nghiệm nhiều sự kiện văn hóa, thể thao hấp dẫn.

Cứ giữa tháng 11, cúc dã quỳ nở rộ vàng rực, hoa dong riềng đỏ điểm thêm vẻ rực rỡ cho núi lửa Chư Đăng Ya. Du khách sẽ choáng ngợp với “thảm vàng hoa dã quỳ” khi được ngắm nhìn từ trên cao, phóng tầm mắt bao trọn khu vực núi lửa Chư Đăng Ya.
Vì thế, một trong những điểm mới và dự kiến sẽ thu hút đông du khách đến với Lễ hội hoa dã quỳ năm 2022 chính là bay dù lượn ngắm toàn cảnh bức tranh thiên nhiên từ trên cao.

Cùng với đó, các giải thể thao được tổ chức như: chạy quanh thắng cảnh nổi tiếng, đi bộ chinh phục đỉnh Chư Đăng Ya hay trực tiếp lên đỉnh Chư Nâm hùng vĩ để ngắm trọn núi lửa phủ ngập sắc vàng.
Đặc biệt, để mang đến sự hấp dẫn riêng trong lễ hội, Câu lạc bộ dù lượn Sơn Trà (Công ty cổ phần bay dù lượn Đà Nẵng) sẽ bay biểu diễn phục vụ người dân và du khách thưởng ngoạn dù lượn có động cơ và không động cơ trong hai ngày (11 và 12/11).
Bên cạnh hoạt động bay biểu diễn, công ty còn thực hiện bay đôi cùng du khách. Những người yêu thích có thể đăng ký để được trải nghiệm dù lượn ngắm nhìn miệng núi lửa từ trên cao cùng bức tranh thiên nhiên độc đáo mùa lễ hội.
Để đảm bảo an toàn bay, Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Câu lạc bộ Dù lượn Hà Nội tổ chức khảo sát nhảy dù lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya.
Sau khi bay thử, các phi công nhận định Chư Đăng Ya là địa điểm rất thuận lợi để phát triển môn thể thao dù lượn từ đường sá, thời tiết, lượng gió và đặc biệt là khung cảnh đẹp rất đặc trưng của cao nguyên trải rộng bên dưới.
Bay dù lượn từ trên đỉnh núi lửa Chư Đăng Ya là một trong những hoạt động hứa hẹn mang đến sự mới mẻ và hấp dẫn du khách trong Lễ hội hoa dã quỳ năm nay.
Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya năm nay với nhiều hoạt động như: tái hiện các nghi lễ truyền thống, những trò chơi dân gian, trình diễn cồng chiêng, ngành nghề truyền thống mang đậm sắc màu văn hóa của cư dân bản địa.
Không chỉ tham gia trình diễn để quảng bá văn hóa với khách du lịch, các nghệ nhân đến từ 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn giúp du khách tìm hiểu, trải nghiệm nghệ thuật đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ dân tộc, các vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất của dân tộc Jrai, Bahnar.
Bên cạnh đó, việc phục dựng “Lễ mừng lúa mới” giúp người dân, du khách khám phá một trong những nghi lễ nông nghiệp lớn nhất, quan trọng nhất của cư dân Jrai. Nghi lễ này được các nghệ nhân phục dựng nguyên bản tại sân nhà rông làng Ia Gri, dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya vào ngày 12/11.
Du khách muốn khám phá cao nguyên qua ẩm thực có thể tìm hiểu, mua làm quà các sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, đạt chứng nhận OCOP tại phiên chợ nông sản an toàn trưng bày tại các quầy hàng ngay dưới chân nhà rông làng Ia Gri.
Đây cũng là dịp để địa phương giới thiệu, quảng bá danh lam thắng cảnh, các hoạt động văn hóa, lịch sử đến du khách; qua đó, kêu gọi thu hút đầu tư trên lĩnh vực du lịch. Do đó, Ban tổ chức không ngừng nỗ lực làm mới sự kiện, khẳng định thương hiệu riêng cho lễ hội.


Ngày 29/11/2022, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Sáng 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Chiều 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội ẩm thực Việt Nam -Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tổ chức không gian tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu, trong đó công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối.
Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.
Ngày 27/11, tại Bạc Liêu khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.
Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 đã chính thức khai mạc. Lễ hội hoa tam giác mạch năm nay mang chủ đề “Sức sống cao nguyên đá”, nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang.
0