Nhiều hoạt động trong Lễ hội “Sắc thu hồ Ba Bể” 2022
Trong khuôn khổ sự kiện, diễn ra một số hoạt động tham quan, trải nghiệm các sản phẩm du lịch của địa phương như: mô hình du lịch cộng đồng tại thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương; mô hình du lịch tại thôn Pác Ngòi, xã Nam Mẫu; “mùa vàng” tại cánh đồng lúa Nà Mặn, Nà Hai, xã Quảng Khê; săn mây tại Đồn Đèn, xã Khang Ninh; các điểm, tuyến du lịch trong Khu Du lịch hồ Ba Bể, đi bộ trong Vườn Quốc gia.

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Lưu Quốc Chung - Chủ tịch UBND huyện Ba Bể cho biết, những năm qua, tiềm năng và lợi thế du lịch của Ba Bể từng bước được phát huy và đạt một số kết quả tích cực. Tỷ trọng ngành du lịch, dịch vụ tăng trưởng nhanh trong cơ cấu kinh tế, lượng du khách trong nước và quốc tế đến với huyện Ba Bể ngày một đông; hệ thống dịch vụ đang được đầu tư, các công ty, doanh nghiệp lữ hành đã và đang quan tâm đưa nhiều du khách đến với Ba Bể. Lễ hội “Sắc thu hồ Ba Bể” năm 2022 nhằm giới thiệu hình ảnh, vùng đất, con người, những nét văn hóa và tiềm năng du lịch của huyện Ba Bể nói riêng và của tỉnh Bắc Kạn nói chung. Sự kiện hy vọng sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm mới khi đến Ba Bể.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thuộc Tổng cục Du lịch cho hay, ông rất ấn tượng với chương trình biểu diễn Sắc thu Ba Bể, thể hiện rất rõ nét đặc sắc của văn hóa các đồng bào dân tộc tỉnh Bắc Kạn; chương trình như thế này sẽ hấp dẫn không chỉ khách trong nước mà còn ở nước ngoài.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn Phương Thị Thanh nhấn mạnh, địa phương xác định đây là bước khởi đầu để phát triển du lịch, dịch vụ của hồ Ba Bể. Đây là sự kiện được tổ chức năm đầu tiên, sẽ trở thành truyền thống của Ba Bể để giới thiệu tiềm năng du lịch, thu hút khách thập phương.


Ngày 29/11/2022, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Sáng 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Chiều 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội ẩm thực Việt Nam -Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tổ chức không gian tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu, trong đó công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối.
Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.
Ngày 27/11, tại Bạc Liêu khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.
Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 đã chính thức khai mạc. Lễ hội hoa tam giác mạch năm nay mang chủ đề “Sức sống cao nguyên đá”, nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang.
0