Bế mạc Ngày hội VH-TT-DL đồng bào Khmer Nam Bộ

Phát biểu báo cáo tổng kết tại buổi lễ bế mạc, đồng chí Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: "Tỉnh Sóc Trăng rất tập trung trong chỉ đạo và huy động các nguồn lực để tổ chức tốt sự kiện. Tỉnh Sóc Trăng kỳ vọng thông qua Ngày hội và Lễ hội lần này, sẽ để lại những ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong lòng quý đại biểu và du khách gần xa. Đây sẽ là điều kiện, là cơ hội để tỉnh giới thiệu tiềm năng thế mạnh về du lịch, mời gọi các doanh nghiệp tăng cường hợp tác để cùng phát triển trong tương lai".
Trong khuôn khổ Ngày hội, nhiều hoạt động đa dạng, phong phú đã diễn ra, với sự tham gia của các đoàn thuộc 12 tỉnh, thành phố.
Đặc biệt, Ngày hội có sự lồng ghép các hoạt động Lễ hội Ok Om Bok (Oóc Om Bóc) - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V, trình diễn nghi lễ Cúng Trăng, trình diễn Lôiprotip (đèn nước) và ghe Cà Hâu, triển lãm lưu động ảnh, tư liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo ở cơ sở...

Sau 7 ngày diễn ra các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội và Lễ hội, Ban Tổ chức đã xét chọn các giải thưởng gồm: Trưng bày, giới thiệu quảng bá văn hóa địa phương; Liên hoan văn nghệ quần chúng; Trình diễn trang phục truyền thống; Trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực; Trình diễn giới thiệu trích đoạn nghi thức sinh hoạt lễ hội truyền thống,... Điểm nhấn là 2 ngày tranh tài quyết liệt đầy hào hứng, hấp dẫn ở môn đua ghe Ngo của đồng bào Khmer.
Giải năm nay đánh dấu kỷ lục về số lượng ghe tham gia và số lượng vận động viên thi đấu, được Trung tâm Kỷ lục Việt Nam xác nhận.
Dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen cho 17 tập thể và 06 cá nhân có đóng góp cho sự thành công của Ngày hội và Lễ hội; Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng tặng Bằng khen cho 24 giải A tham gia các hoạt động Ngày hội và 05 tập thể, 06 cá nhân thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ IX năm 2027 sẽ do tỉnh Trà Vinh đăng cai tổ chức.


Ngày 29/11/2022, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Sáng 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Chiều 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội ẩm thực Việt Nam -Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tổ chức không gian tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu, trong đó công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối.
Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.
Ngày 27/11, tại Bạc Liêu khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.
Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 đã chính thức khai mạc. Lễ hội hoa tam giác mạch năm nay mang chủ đề “Sức sống cao nguyên đá”, nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang.
0