Tảo mộ cuối năm

Tảo mộ cuối năm không chỉ là nét đẹp truyền thống của người Việt, mà còn chứa đựng sự giáo dục về đạo lý "uống nước nhớ nguồn", là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn với ông bà tổ tiên.

Sau Tết ông Công, ông Táo là khoảng thời gian các gia đình bắt đầu rục rịch đi tảo mộ theo phong tục của người Việt mỗi khi Tết đến, xuân về. Các nghĩa trang của thành phố thời gian này cũng đông đúc người đến tảo mộ từ sáng sớm.

6 giờ 30 phút sáng, không khí ở nghĩa trang Yên Kỳ đã rất nhộn nhịp. Những ngày này, công việc của các nhân viên quản trang ở đây vì thế mà bận rộn hơn nhiều. Anh Phan Trung Đức, nhân viên nghĩa trang Yên Kỳ cho biết: "Những ngày cuối năm, khách thăm viếng rất đông nên chúng tôi phải đi sớm hơn, về muộn hơn. Khi nào công việc hoàn thành thì chúng tôi mới về".

Dù đường đến nghĩa trang khá xa nhưng năm nào chị em nhà bà Lê Minh Hoa cũng giữ nếp đi tảo mộ của gia đình cuối năm. Cứ sau Tết ông Công, ông Táo là các bà lại sắp sửa lễ, hoa quả lên nghĩa trang thắp hương cho các cụ. 

9 giờ sáng, lượng người đến tảo mộ ngày càng đông, người già, thanh niên, trẻ nhỏ đủ cả. Đa phần họ đi cùng cả gia đình. Gia đình ông Phạm Mạnh Tuấn năm nào cũng tập trung đủ từ ba đến bốn thế hệ cùng nhau đến đây thắp hương cho các cụ.

"Các con cháu trong nhà thì công việc cũng rất bận, nhưng gia đình tôi vẫn cố gắng sắp xếp sao để đi tảo mộ được đông đủ nhất. Vợ chồng tôi là con trưởng nên đã thông báo trước cho mọi người để chuẩn bị, sau đó thống nhất thời gian và thông báo lên nhóm chung của gia đình", ông Tuấn nói.

Tranh thủ hương khói và mời các cụ về nhà ăn Tết xong, vợ chồng ông cũng dành chút thời gian để dạy bảo các con về lễ nghi trong gia đình. 

Chị Vũ Thị Thu Hương có bố, mẹ và anh trai đều nằm ở nghĩa trang Yên Kỳ. Năm nào chị cũng lên đây vài ba lần. Những dịp lên tảo mộ, chị cũng tranh thủ ôn lại những câu chuyện trong kí ức và dạy dỗ cậu con trai về truyền thống gia đình. Chị Hương chia sẻ đã được truyền lại những lễ nghi truyền thống từ chính bố mẹ mình, chị trân trọng những điều đó và sẽ tiếp tục truyền lại cho các con.

Tảo mộ cuối năm là một nét đẹp truyền thống của người Hà Nội, một nghi lễ đã ăn sâu vào tiềm thức trong mỗi gia đình, là dịp để con cháu tỏ lòng biết hơn, hiếu thảo với tổ tiên, ông bà và cha mẹ. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều người trên phố cổ vẫn giữ nếp cũ được bà, được mẹ truyền lại, đi tìm mua hoa gói để bày đĩa những ngày tuần tiết trong năm.

Được chế biến từ những quả mơ tươi chọn lọc, ngâm ủ theo công thức truyền thống giữ trọn vị chua thanh đặc trưng hòa quyện cùng độ ngọt dịu tự nhiên, mơ má đào ngâm muối đường mang đến thức uống thơm ngon, sảng khoái cho mọi lứa tuổi.

Với nhiều người, học trang điểm không chỉ là học một kỹ năng mềm, mà còn là học yêu bản thân mình theo một cách rất riêng. Bởi làm đẹp cho mình cũng chính là làm đẹp cho cuộc sống.

Được mệnh danh là lộc của trời, Vờ Vờ - thứ đặc sản nức tiếng ven sông Hồng mùa hạ được bao người sành ăn xuýt xoa khen ngợi. “Săn” được thức đặc sản quý hiếm đó chẳng hề đơn giản, chỉ ngắn ngủi đôi mươi phút khi trời mới tờ mờ sáng.

Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.

Ốc om chuối đậu không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một phần hồn cốt của ẩm thực Hà Nội. Từ những nguyên liệu bình dị như ốc, chuối xanh, đậu phụ, mắm tôm... người Hà Nội đã tạo nên một món ăn đậm đà, tinh tế và thấm đượm tình quê.