Sôi động thị trường Tết Đoan Ngọ
Từ khoảng 5-6 giờ sáng, các chợ đã tấp nập người mua kẻ bán, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như rượu nếp ủ, bánh đa, hoa cúng và trái cây...

Tại chợ Hà Đông và các vùng lân cận, các mặt hàng phục vụ cho Tết Đoan Ngọ đã bày bán đầy đủ, nhiều sắc màu. Chị Lê Thị Hoàn, người dân Hà Đông cho biết: “Năm nay mặt hàng phục vụ Tết đoan ngọ rất phong phú, đủ sắc màu, nhiều cửa hàng còn bày sẵn thành một đĩa đã bao gồm đầy đủ chỉ việc về dâng lễ”.

Đoan Ngọ nghĩa là bắt đầu giữa trưa, lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí, nên người ta sẽ ăn Tết Đoan Ngọ vào khoảng từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Vì vậy, để chuẩn bị cho ngày này thì một số người đã chuẩn bị từ rất sớm hoặc từ chiều hôm trước thậm chí là từ trước đó vài ngày.
Năm nay nguồn hàng phục vụ Tết Đoan Ngọ như: Rượu nếp, hoa quả, lạc, bánh đa, hay lá nấu nước uống, nước tắm... vô cùng hấp dẫn và phong phú, đủ các sắc màu.

Chị Đỗ Thị Lan, người dân khu vực Đống Đa, tay xách, nách mang rất hồ hởi. Chị cho biết, thị trường Tết đoan Ngọ nhiều năm trở lại đây được người bán phục vụ không những rất ngon mà còn rất bắt mắt, nhìn thấy mặt hàng nào cũng muốn mua.

Không thua kém các chợ, trên các trang mạng điện tử, mạng xã hội, zalo, face book sôi động không kém, đầy đủ các mặt hàng phục vụ Tết Đoan Ngọ dành cho dân văn phòng bận rộn không có thời gian đi mua sắm. Chị Thắng làm việc tại một Ngân hàng nhà nước, thời gian bận suốt ngày. Chị chia sẻ: “ Tôi không có nhiều thời gian nên hầu hết các mặt hàng đều được tôi chọn mua qua các nhóm, hội trên trang mạng xã hội, bây giờ cứ có tiền lên mạng là có hết, mặt hàng đẹp, hấp dẫn, không kém gì được chọn tận mắt".

Mặt hàng ở hầu hết các chợ đều đã phục vụ đầy đủ, phong phú, hấp dẫn để người dân sẵn sàng mua sắm cho ngày Tết Đoan Ngọ như ý. Chị Lê, người bán hàng ở chợ Hà Đông cho rằng, dịp lễ hay Tết, mỗi năm người bán hàng đều phải nghĩ xem năm nay mặt hàng nào người dân quan tâm nhất và làm thế nào để thu hút người dân mua sắm bởi chúng tôi không những bán ở chợ mà còn phục vụ cả những người không đi chợ thì mua online…..”.
Mặc dù ngày hôm nay không phải ngày nghỉ nhưng thị trường Tết Đoan Ngọ năm nay vẫn rất sôi động tấp nậpv và phong phú nhiều mặt hàng để người dân lựa chọn.


Ngày 29/11/2022, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Sáng 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Chiều 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội ẩm thực Việt Nam -Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tổ chức không gian tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu, trong đó công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối.
Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.
Ngày 27/11, tại Bạc Liêu khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.
Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 đã chính thức khai mạc. Lễ hội hoa tam giác mạch năm nay mang chủ đề “Sức sống cao nguyên đá”, nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang.
0