Mối nguy hại từ bánh kẹo lạ bán ở cổng trường học | Hà Nội tin mỗi chiều
Vài ngày trước, 11 học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Quý Đức, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội mua một loại kẹo vị hoa quả không rõ nguồn gốc, bao bì in chữ nước ngoài và chia nhau ăn. Sau đó, các học sinh này có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn và được chuyển xuống phòng y tế của nhà trường. May mắn là sau đó sức khoẻ của các em đã dần ổn định.

Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin, Sở đã lập tức chỉ đạo Phòng GD-ĐT 30 quận, huyện, thị xã trên toàn thành phố cùng các đơn vị, trường học trực thuộc yêu cầu các nhà trường tăng cường quản lý thực phẩm trong trường học; thông tin, tuyên truyền tới tất cả phụ huynh và học sinh không mua đồ không rõ nguồn gốc xuất xứ, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ngay tối 30/11, nhiều trường ở thành phố Hà Nội đã phát thông báo, gửi tin nhắn đến toàn thể cha mẹ học sinh ở cảnh báo về sự nguy hiểm của loại kẹo này.
Thời gian qua, cả nước xảy ra hàng loạt vụ học sinh bị ngộ độc sau khi ăn các loại kẹo lạ được bày bán ở cổng trường. Ngày 27/11, một số học sinh của trường Trung học cơ sở-Trung học phổ thông Hoành Mô (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh) đã mua một loại kẹo bao bì có chữ nước ngoài ở gần cổng trường đem vào lớp chia nhau ăn. Đến tối cùng ngày, 29 học sinh đã ăn kẹo có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, tê môi, buồn nôn... nghi ngộ độc thực phẩm. Ngay khi xảy ra sự việc, nhà trường đã thông tin tới phụ huynh để biết thông tin về loại kẹo này. Cũng tại Quảng Ninh, ngày 25/11, tại Trường Trung học cơ sở thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, xảy ra vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. 126 em học sinh đã mua và ăn loại kẹo vỏ màu xanh biển có chữ nước ngoài tại một cửa hàng ngoài cổng trường. Sau khi ăn, 5 em có biểu hiện tê môi, chóng mặt, tức ngực, khó thở, phải theo dõi, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn.
Quanh các cổng trường học đều có rất nhiều hàng quán bán các loại quà vặt cho học sinh. Các em có thể mua bim bim, xúc xích, thịt bò khô, chân gà, cánh gà… hay các gói kẹo màu sắc bắt mắt, giá chỉ từ 2.000 - 10.000 đồng, đa số đều ghi chữ Trung Quốc, Thái Lan không có nhãn phụ bằng tiếng Việt đính kèm. Người bán thì mập mờ về nguồn gốc sản phẩm. Còn học sinh thì cứ vô tư ăn mà không biết những nguy cơ đối với sức khỏe là rất lớn.

Mặc dù các ngành chức năng và nhà trường đã liên tục cảnh báo về việc đảm bảo an toàn thực phẩm, nhiều trường học cấm học sinh ăn quà vặt và coi đây là một trong những tiêu chí xét thành tích thi đua của từng lớp, thế nhưng việc dẹp bỏ những hàng quán ăn vặt trước cổng trường vẫn là vấn đề nan giải. Để hạn chế học sinh mua quà vặt, hầu hết các trường học đều đóng cổng trường giờ ra chơi, nhưng sau giờ học, trong lúc chờ bố mẹ đến đón thì các em lại ra hàng rào xung quanh cổng trường để mua.
Vì sức khỏe con trẻ, các ngành chức năng cần hành động cương quyết hơn; thường xuyên kiểm tra, xử lý đối với các cá nhân buôn bán hàng rong vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm và cố tình lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi bán hàng; có thể cấm vĩnh viễn những đối tượng bán hàng kém chất lượng, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, tác động tiêu cực đến sức khỏe của học sinh. Các nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho học sinh kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa vào nội quy quy định cấm học sinh mua đồ ăn trước cổng trường. đồng thời, có biện pháp kiểm soát, nhắc nhở, phối hợp với phụ huynh để xử lý học sinh vi phạm. Với phụ huynh, để bảo vệ con mình, không nên nuông chiều con, không mua quà cho con ở cổng trường./.
- Khi muốn mà khó | Hà Nội tin mỗi chiều
- Nỗi ám ảnh bạo lực học đường | Hà Nội tin mỗi chiều
- Giảm số môn thi - giảm áp lực cho thí sinh | Hà Nội tin mỗi chiều
- Giáo viên cần được dạy thêm trong tâm thế đàng hoàng | Hà Nội tin mỗi chiều
- Bộ giáo dục công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 | Hà Nội tin mỗi chiều


“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”. Lời thơ, lời ca ấy đã phần nào nói lên tình cảm kính yêu và niềm tự hào của nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một trong số rất nhiều ca khúc sẽ được vang lên trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Người là niềm tin tất thắng” do Đài Hà Nội thực hiện vào đúng ngày 19/5.
Covid-19 hiện đã được coi là bệnh lưu hành tại Việt Nam, bởi vậy chúng ta cần tiếp cận Covid-19 như một bệnh truyền nhiễm thông thường, không chủ quan nhưng cũng không cần hoang mang.
Thành phố Hà Nội đang nỗ lực để mùa tuyển sinh năm nay diễn ra suôn sẻ, công bằng và minh bạch hơn, với điểm đáng chú ý nhất là bám sát tiêu chí “học gần nhà”.
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia vừa phát động một đợt cao điểm toàn quốc để truy quét hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại.
Một nguyên Cục trưởng và bốn cán bộ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa bị khởi tố vì hành vi nhận hối lộ vào ngày 13/5. Những người từng được trao quyền bảo vệ sự an toàn cho bữa ăn của hàng triệu người, nay lại bị cáo buộc “bán rẻ” chính điều đó.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có một đề xuất thu hút sự quan tâm của dư luận: Bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS - hay quen gọi là bằng tốt nghiệp lớp 9. Vậy, không cấp bằng, liệu học sinh có được học tiếp không? Có bị thiệt thòi gì không?
0