Nỗi ám ảnh bạo lực học đường | Hà Nội tin mỗi chiều

Học sinh đánh nhau, bắt nạt nhau thì thời nào cũng có. Nhưng những vụ bắt nạt học đường gần đây không còn là trò đùa con trẻ mà ngày càng tàn nhẫn và để lại những hậu quả đau lòng. Cái ác dường như đang nhiều lên trong một số người rất trẻ tuổi.

Mấy ngày nay, dư luận xôn xao vụ một bé trai 12 tuổi ở huyện Thạch Thất bị những người bạn cùng trang lứa đánh hội đồng, dẫn đến hậu quả sang chấn tâm lý phải nằm viện nhiều ngày. Sẽ không ai biết chuyện, nếu trên mạng xã hội không lan truyền clip ghi lại cảnh một cậu bé ngồi tại một góc hành lang và bị bốn học sinh khác lần lượt hành hung; một nam sinh quay clip. Cậu bé bị đánh không chống trả, chỉ khóc và ôm đầu. Bối cảnh clip được cho là xảy ra tại nhà văn hóa thôn, các nam sinh trong clip là học sinh lớp 7 trường THCS Đại Đồng, huyện Thạch Thất. Sự việc xảy ra vào tháng 6/2023, tại Nhà văn hóa thôn Đồng Cầu khi các em nghỉ hè (kết thúc lớp 6). Em học sinh bị đánh sau đó phải điều trị sang chấn tâm lý 10 ngày, thường xuyên có biểu hiện không tập trung. Em trở lại trường vào giữa tháng 10 nhưng tinh thần không ổn định. Nhóm nam sinh đánh bạn đã bị Trường THCS Đại Đồng đình chỉ học 4 ngày, từ ngày 20-24/10.

Sau khi sự việc lan truyền trên mạng xã hội, UBND huyện Thạch Thất đã yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của Ban giám hiệu Trường THCS Đại Đồng, lãnh đạo UBND xã Đại Đồng trong công tác quản lý khi để xảy ra sự việc và không tập trung giải quyết dứt điểm. Huyện Thạch Thất cũng yêu cầu các đơn vị liên quan quan tâm, giúp đỡ em học sinh và gia đình để em sớm trở lại trường học. UBND huyện cũng ban hành văn bản chỉ đạo các trường học tăng cường công tác quản lý, giáo dục học sinh; liên hệ thường xuyên giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh. 

Học sinh đánh nhau, bắt nạt nhau thì thời nào cũng có. Nhưng những vụ bắt nạt học đường gần đây không còn là trò đùa con trẻ mà ngày càng tàn nhẫn và để lại những hậu quả đau lòng. Cái ác dường như đang nhiều lên trong một số người rất trẻ tuổi. 

Chia sẻ trong một bài viết gần đây, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: bây giờ, mọi thứ đều được đưa lên không gian mạng. Cho nên, bạo lực học đường ngày càng phức tạp hơn bạo lực truyền thống. Bạo lực truyền thống là hành vi trực tiếp, có thể kiểm soát, bảo vệ đứa trẻ; nhưng bây giờ, bạo lực nếu không xử lý rốt ráo sẽ bị đưa lên không gian mạng. Từ đó cho thấy, tính chất của bạo lực học đường ngày càng tinh vi hơn khiến cha mẹ chủ quan, nghĩ con mình an toàn.

Thực tế, những kẻ bắt nạt hoặc bạo hành người khác cũng chịu nhiều áp lực và đau khổ. Những đứa trẻ bị bạo lực cần được bảo vệ tuyệt đối thì quá rõ, vậy những đứa trẻ gây bạo lực sẽ phải xử lý như thế nào?

Bà Kiều Thị Khuyến, Chủ tịch UBND xã Đại Đồng (huyện Thạch Thất, Hà Nội) - nơi gia đình học sinh lớp 7 bị bạo lực sinh sống cho biết: “Điều cần thiết trước mắt là làm sao để giúp trẻ bị bạo hành nhanh chóng bình phục và hòa nhập cộng đồng. Và một phần không kém quan trọng khác, là làm cách nào để giúp các cháu kia phát triển một cách bình thường và bản thân các cháu đó sau này cũng sẽ không gặp phải định kiến nào cả. Bạo lực sẽ sinh ra bạo lực. Nếu sinh ra trong gia đình có bố vũ phu, bạo lực thì sau này đứa trẻ dễ làm việc đó với người khác. Cho nên, muốn kéo giảm bạo lực học đường, chúng ta không chỉ đi tìm thủ phạm và xử lý thật nghiêm, mà cần hỗ trợ tâm lý cho những kẻ bắt nạt đó nữa”.

Gần đây, khi nói về bạo lực học đường, Tiến sĩ Hoàng Trung Học khẳng định phụ huynh cần chú ý giáo dục cho con trẻ hiểu rằng, nếu chúng vung nắm đấm với bạn, đó không phải là hành động của một "anh hùng",  mà là một hành vi bạo lực đáng bị lên án. Ngược lại, nếu chúng thụ động chấp nhận hành vi bạo lực, chúng sẽ phải chịu đựng những thương tổn không đáng có.’’

Giáo dục con nhận thức và có hành vi đúng đắn trước bạo lực học đường là việc ưu tiên mà phụ huynh cần phải thực hiện. Điều này một mặt giúp con tránh rơi vào tình huống tiêu cực, mặt khác trang bị cho con cách thức xử lý vấn đề khoa học, văn minh.

Cùng với phụ huynh, các nhà trường cũng cần tích cực thúc đẩy văn hóa học đường lành mạnh. Đây là những giải pháp căn bản, lâu dài để kiểm soát bạo lực học đường.

Chúng ta muốn giảm bớt cái ác, cái xấu trong con người thì phải xây dựng, phát triển giáo dục theo hướng thiện. Hướng thiện từ trong gia đình, từ nhà trường và từ xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đúc kết: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn/Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Bạn có đang làm cha mẹ, bạn có con đang độ tuổi đi học, bạn có từng lo lắng con mình bị bạo lực hay bạo hành các bạn khác, hãy để lại bình luận để chúng ta có thể bàn luận trong những số tiếp theo?

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hàng triệu người trẻ mới đây đã thức trắng đêm, mất ăn mất ngủ vì buổi phát sóng trực tiếp (livestream) trong đêm 28/3 về cuộc đối chất tình ái ồn ào của một nam streamer. Con số đó cho thấy sức hút khủng khiếp của chuyện đời tư người nổi tiếng đối với công chúng.

UBND thành phố Hà Nội vừa triển khai cơ chế “làn xanh”, yêu cầu xử lý hồ sơ trong 24 giờ cho 10 dự án trọng điểm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 8% trong năm 2025.

Thành phố Hà Nội đã quyết định lắp đặt thêm 3.700 camera AI. Đây chính là một bước đi quan trọng trong lộ trình xây dựng hệ thống quản lý giao thông thông minh.

UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định giao hơn 70.500 m² đất cho quận Long Biên để thực hiện dự án xây dựng công viên, hồ nước, mở ra một không gian xanh cho người dân khu vực.

Những cảnh tượng quen thuộc như không kiên nhẫn vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, phóng vút lên vỉa hè lại xuất hiện trên đường. Có phải một bộ phận người dân đã quên Nghị định 168? Phải chăng, luật chỉ là thứ để đối phó, thay vì tuân thủ? Nếu tình trạng "nhờn" luật này không được chặn đứng, liệu trật tự có thể được lập lại?

Hà Nội đang tính chuyện chuyển đổi toàn bộ taxi và xe cá nhân sang phương tiện xanh. Đây không chỉ là một bước đi tất yếu mà còn là một quyết định mang tính chiến lược cho tương lai của thủ đô.