Giảm số môn thi - giảm áp lực cho thí sinh | Hà Nội tin mỗi chiều

Việc đổi mới phương thức thi, công nhận tốt nghiệp THPT năm 2025 theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh là điều mà cả xã hội đang mong muốn và kỳ vọng.

Nhiều phụ huynh có con sẽ tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đang rất quan tâm đến phương án thi, bởi đây là năm đầu tiên lứa học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 thi tốt nghiệp lớp 12. Do đó, thông tin về số môn thi, cách thức tổ chức thi tốt nghiệp năm 2025 nhận được sự quan tâm đặc biệt.

Hôm qua (14/11), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ ba phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025. Trong đó, phương án thi bắt buộc hai môn toán, ngữ văn kết hợp hai môn tự chọn (2+2) trong số các môn học được phần lớn các chuyên gia lựa chọn. Bộ Giáo dục đào tạo lấy ý kiến 10 chuyên gia tại cuộc họp do Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực phối hợp với Cục Quản lý chất lượng hôm  05/10. Kết quả, 6 chuyên gia chọn phương án thi hai môn bắt buộc, ba chuyên gia chọn phương án thi ba môn bắt buộc và một ý kiến khác. Dựa trên kết quả này cùng ý kiến góp ý và căn cứ theo các nguyên tắc cốt lõi trong quá trình xây dựng phương án thi, Bộ Giáo dục và đào tạo kiến nghị kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 gồm hai môn bắt buộc và hai môn lựa chọn.

Ngoài phương án 2+2, có hai phương án khác được Bộ Giáo dục và đào tạo trình Chính phủ, là phương án thi ba môn bắt buộc (ngữ văn, toán, ngoại ngữ) và hai môn tự chọn (phương án 3+2);  phương án thi bốn môn bắt buộc (ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử) và hai môn tự chọn. Trong ba phương án thi mà Bộ GD-ĐT đưa ra thì phương án thi 2+2 (thi hai môn bắt buộc toán, văn cùng hai môn tự chọn) được cho là lựa chọn phù hợp nhất. Nếu chọn phương án thi bốn môn bắt buộc (ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử) và hai môn tự chọn thì giống với số lượng môn thi của chương trình cũ, rất nặng nề và tốn kém. Phương án ba môn bắt buộc (ngữ văn, toán, ngoại ngữ) và hai môn tự chọn bớt được một môn cho thí sinh, tuy nhiên ảnh hưởng tới môn Lịch sử do lịch sử và ngoại ngữ là hai môn học bắt buộc mà thi chỉ có một môn thì chưa thực sự phù hợp. Phương án mới 2 + 2, với môn toán, ngữ văn và hai môn tự chọn giảm được rất nhiều áp lực cho học sinh, số ngày thi tốt nghiệp giảm tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Việc chọn phương án thi 2+2 cũng sẽ giải quyết được tình trạng mất cân bằng của việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên như hiện nay.

Đổi mới phương thức thi, công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém cho xã hội, mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh là điều mà cả xã hội đang mong muốn và kỳ vọng.  Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo nêu rõ, trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Như vậy phương thức thi, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông phải trực tiếp góp phần thực hiện thành công chỉ đạo của Nghị quyết 29 về những định hướng nghề nghiệp, nhằm phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Do vậy, phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT phải trực tiếp góp phần tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát triển toàn diện năng lực phẩm chất, phát huy sở trường cá nhân, tự tin bước ra thế giới với tâm thế của những công dân toàn cầu./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”. Lời thơ, lời ca ấy đã phần nào nói lên tình cảm kính yêu và niềm tự hào của nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một trong số rất nhiều ca khúc sẽ được vang lên trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Người là niềm tin tất thắng” do Đài Hà Nội thực hiện vào đúng ngày 19/5.

Covid-19 hiện đã được coi là bệnh lưu hành tại Việt Nam, bởi vậy chúng ta cần tiếp cận Covid-19 như một bệnh truyền nhiễm thông thường, không chủ quan nhưng cũng không cần hoang mang.

Thành phố Hà Nội đang nỗ lực để mùa tuyển sinh năm nay diễn ra suôn sẻ, công bằng và minh bạch hơn, với điểm đáng chú ý nhất là bám sát tiêu chí “học gần nhà”.

Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia vừa phát động một đợt cao điểm toàn quốc để truy quét hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại.

Một nguyên Cục trưởng và bốn cán bộ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa bị khởi tố vì hành vi nhận hối lộ vào ngày 13/5. Những người từng được trao quyền bảo vệ sự an toàn cho bữa ăn của hàng triệu người, nay lại bị cáo buộc “bán rẻ” chính điều đó.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có một đề xuất thu hút sự quan tâm của dư luận: Bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS - hay quen gọi là bằng tốt nghiệp lớp 9. Vậy, không cấp bằng, liệu học sinh có được học tiếp không? Có bị thiệt thòi gì không?