May trang phục đón Tết, nét văn hóa truyền thống
Khác với thời xưa, chỉ cần có một bộ quần áo mới cho những ngày đầu năm đã là niềm vui, hạnh phúc cho mỗi thành viên trong gia đình. Bây giờ, không những trang phục phải đẹp, mà còn phải phù hợp với sở thích, cũng như địa điểm đi chơi trong dịp Tết của mỗi người. Chính vì vậy, nhiều phụ nữ Hà Nội đã chọn may trang phục, tại các nhà may quen thuộc.
Khoảng 1,2 tháng trước Tết, các cửa hàng may đo theo yêu cầu đều rất bận rộn. Cửa hàng may đo của chị Phùng Thị Hoàng Hà ở phố Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm) cũng không là ngoại lệ.
Nằm trên con phố trung tâm của Hà Nội, lại kinh doanh mặt hàng áo dài truyền thống nên cửa hàng của chị luôn có đủ mặt hàng để khách lựa chọn theo sở thích.

Bà Trương Thị Hòa Bình (quận Hoàn Kiếm), một người yêu thích đồ may đo chia sẻ, từ khi còn nhỏ, mỗi dịp Tết đến, bà thường được bố mẹ dẫn ra hiệu may đo để may đồ, và rồi thành nếp duy trì hàng năm. Cứ đến Tết, bà sẽ mua sắm, may đo thêm vài bộ đồ mới.
Chị Nguyễn Hồng Liên (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ, cho đến giờ, trong ký ức của chị vẫn lưu giữ cái cảm giác vui sướng và háo hức, thích thú khi ngày Tết được mẹ mặc cho bộ quần áo mới và được lì xì. Cho đến giờ, mỗi dịp Tết đến, chị vẫn giữ thói quen may đồ mới diện Tết cho mình và cho các con như một cách để hồi tưởng về những ký ức đẹp đẽ ngày Tết thời thơ ấu.
Vào ngày Tết, nhu cầu của khách hàng thường thích tìm mua những bộ đồ có màu sắc rực rỡ, theo phong cách truyền thống như: áo dài truyền thống, áo chần bông nhung… kèm những họa tiết thêu tay là cành đào tạo điểm nhấn cho trang phục rực rỡ hơn, chị Phùng Thị Hoàng Hà, chủ cửa hàng may đo ở phố Hàng Trống cho biết.

Không chỉ có phụ nữ, trẻ con mới thích được diện trang phục mới đón Tết, nhiều nam giới cũng rất hào hứng khi đặt may âu phục mới cho những ngày đầu năm. Tuy không có sự đa dạng về mẫu mã, màu sắc như trang phục nữ, nhưng cửa hàng may âu phục nam giới vẫn có nhiều đơn hàng trong mỗi dịp gần đến Tết, bởi may trang phục mới đón tết đã là nét văn hóa của nhiều người dân Hà Thành, nhất là với những người đã sinh sống nhiều đời ở Hà Nội.

Giờ đây quần áo bán sẵn có khá nhiều kiểu dáng, nhưng may trang phục đón Tết vẫn được nhiều người lựa chọn. Đó không chỉ là một thói quen, mà còn là sự gìn giữ nét văn hóa truyền thống, thể hiện sự quan tâm, gắn kết với mỗi thành viên trong gia đình


Pha chế đồ uống đang trở thành công việc có sức hấp dẫn đặc biệt với nhiều người trẻ và những lớp học pha chế cũng ngày càng nhiều hơn.
Chụp ảnh về Hà Nội là một cách mà ngày càng nhiều người lựa chọn để thể hiện tình yêu với mảnh đất này.
Trong dòng chảy náo nhiệt của đô thị, nhịp sống âm thầm ở các làng nghề ven đô vẫn đang bền bỉ từng ngày, giữ lại hương vị mộc mạc và chân thành - thứ góp phần làm nên bản sắc riêng của Hà Nội.
Nhiều người trên phố cổ vẫn giữ nếp cũ được bà, được mẹ truyền lại, đi tìm mua hoa gói để bày đĩa những ngày tuần tiết trong năm.
Với nhiều người, học trang điểm không chỉ là học một kỹ năng mềm, mà còn là học yêu bản thân mình theo một cách rất riêng. Bởi làm đẹp cho mình cũng chính là làm đẹp cho cuộc sống.
Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.
0