Lưu giữ nét đẹp độc đáo trong văn hóa tết Trung thu phố cổ Hà Nội

(HanoiTV) - Để bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, đem đến cho các em thiếu nhi một không gian vui chơi bổ ích, tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống. Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp các nghệ nhân dân gian, thợ thủ công truyền thống tổ chức chương trình Tết trung thu Phố cổ tại Ngôi nhà di sản số 87 phố Mã Mây, quận Hoàn Kiếm.

Tết Trung thu đối với người Việt Nam là một trong những lễ hội văn hóa dân gian tiêu biểu theo truyền thống của người Việt Nam, diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 âm lịch hàng năm.

Chia sẻ Tết Trung thu năm nay, bà Trần Thị Thúy Lan - Phó Ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: Nhiều năm qua, UBND Quận Hoàn Kiếm, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội luôn quan tâm đến bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cũng như tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa nghệ thuật thông qua nhiều hoạt động khác nhau.

Đến với dịp Tết đặc biệt này, Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội liên kết với các nghệ nhân, họa sĩ tổ chức sắp đặt, giới thiệu không gian Tết trung thu truyền thống, Giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi trung thu tại các điểm di tích trong lòng phố cổ. Bên cạnh mục đích giữ gìn các giá trị văn hóa, còn nhằm tuyên truyền đến người dân Thủ đô cùng chung tay tôn vinh nét đẹp truyền thống, các nghệ nhân, thợ thủ công - những người đã hết lòng với nghề, đem tới cho các em thiếu nhi một sân chơi ý nghĩa

Tết trung thu năm 2020 tới khi tình hình dịch Covid 19 bước đầu ổn định, nhưng nhiều phụ huynh vẫn còn tâm lý e ngại khi cho con tới chơi tại các địa điểm công cộng, tập trung đông người. Nắm được vấn đề này, ngoài các trải nghiệm tương tác truyền thống, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội sẽ phối hợp với một số trường học và các gia đình trong và ngoài nước để triển khai cách trải nghiệm, tương tác theo phương thức trực tuyến, sử dụng các công nghệ hỗ trợ để nghệ nhân, thợ thủ công có thể giao lưu, hướng dẫn các gia đình và các bé làm đồ chơi truyền thống. Hoạt động tương tác trực tuyến sẽ được phát livestream trên trang fanpage facebook “PHỐ CỔ HÀ NỘI” vào các ngày 25-9 (từ 11h đến 12h), 27-9 (từ 10h đến 11h), 30-9 (từ 9h30 đến 10h15).

Bà Nguyễn Thị Tuyến - Thợ thủ công xã vân Canh, huyện Hoài Đức cho biết: Ông cha ta quan niệm trò chơi và đồ chơi không đơn thuần để giải trí mà còn là công cụ giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Những món đồ chơi trung thu truyền thống Việt Nam như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, đèn ông sao, tàu thủy sắt tây, con giống bột … là lời nhắn nhủ, gửi gắm mong muốn của cha ông với thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, khuyến khích sự học, sự sáng tạo.

Bên cạnh đó, từ ngày 25/9 đến ngày 1/10/2020 tại các điểm di tích như Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội – 50 Đào Duy Từ Ban tổ chức sẽ giới thiệu cách làm đồ chơi truyền thống. Đình Kim Ngân – 42, 44 Hàng Bạc, phường Hàng Bạc và Trung tâm Thông tin Di sản – 28 Hàng Buồm tổ chức trang trí, sắp đặt không gian giới thiệu về Tết Trung thu truyền thống. Ngoài ra, tại tuyến phố đi bộ khu Phố cổ Hà Nội, sẽ có điểm biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ công chúng với chủ đề trung thu…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Rất ít người biết đến một xã đảo duy nhất của Hà Nội, đó là xã Minh Châu thuộc huyện Ba Vì.

Những lễ hội làng ngày xuân là dịp để con cháu trong làng gác lại tất bật, bộn bề công việc của nhịp sống mưu sinh thường nhật, chung tay gìn giữ nếp làng.

Triển lãm "Không gian trưng bày nội thất Việt” là gợi ý tuyệt vời cho những ai muốn tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp truyền thống qua các sản phẩm nội thất.

Cuốn truyện tranh lịch sử “Nguyên Phi Ỷ Lan - phò Vua, giúp nước” được giới thiệu rất hấp dẫn bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, trên chất liệu mành tre thư pháp kết hợp giấy cán plastic.

Chương trình nghệ thuật "Chào Show" kết hợp âm nhạc dân tộc, hình ảnh, âm thanh và ẩm thực trong một không gian nghệ thuật đương đại.

Tỉnh Phú Thọ đã chuẩn bị hơn 20 hoạt động đặc sắc để chào mừng dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra tại địa phương vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 này.