Hơn 600 nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công tham gia "Hội diễn Đàn, Hát dân ca 3 miền" 2021

(HanoiTV) - Do tình hình dịch bệnh Covid vẫn đang diễn biến phức tạp, Ban tổ chức Hội diễn Đàn, Hát dân ca 3 miền 2021, đã quyết định tổ chức theo hình thức ghi hình để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh. Hội diễn đã thu hút hơn 600 nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 23 đơn vị tham gia.
Tiết mục tham gia Hội diễn Đàn, Hát dân ca 3 miền 2021.

Hội diễn Đàn, Hát dân ca 3 miền 2021 được phát động và tổ chức từ tháng 9 -12/2021, đây cũng là hoạt động nghiệp vụ thường niên nhằm giới thiệu, quảng bá, bảo tồn những giá trị tinh hoa của các loại hình văn hóa nghệ thuật qua những làn điệu dân ca, ca dao, dân vũ, nhạc cụ dân tộc truyền thống của các vùng miền gắn với đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân.

 Hội diễn Đàn, Hát dân ca 3 miền đã thu hút sự tham gia của hơn 600 nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 23 đơn vị thuộc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa-Nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa và Chiếu phim, Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh của 23 các tỉnh, thành phố: An Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Khánh Hòa, Kon Tum, Lâm Đồng, Nam Định, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Gia Lai, Vĩnh Phúc.

 Mặc dù không thể tập trung lực lượng nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công tham gia biểu diễn. Song bằng sự nỗ lực, đồng lòng, quyết tâm vượt khó khăn, các nghệ sỹ, nghệ nhân, diễn viên tham gia Hội diễn với tinh thần khí thế sôi nổi, nhiệt huyết, năng động.

130 tiết mục với các thể loại Hát, Múa, Độc tấu, song tấu, tam tấu, hòa tấu với các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống các nghệ sỹ, diễn viên đã thể hiện sự khát vọng, đam mê cống hiến cho nghệ thuật nước nhà.

Chương trình được các đơn vị đầu tư, dàn dựng công phu, phục trang, đạo cụ, âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật quay, dựng hình được kết hợp nhuần nhuyễn, tạo nhiều yếu tố bất ngờ, trở thành điểm sáng, đa phong cách cho Hội diễn năm nay.

Mỗi một chương trình đại diện cho những sắc màu, sắc thái khác nhau nhưng đều thể hiện được nét tinh tuý đặc trưng của địa phương. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật, yếu tố dân gian, qua thủ pháp trình diễn mới lạ cùng âm nhạc, hiệu ứng ánh sáng, dựng hình các chương trình nghệ thuật dễ dàng đưa khán giả tới nhiều cung bậc cảm xúc với từng giá trị thẩm mỹ theo nhiều góc nhìn cận cảnh của lối sống, sinh hoạt văn hoá các dân tộc trên mỗi vùng, miền.

 Ngoài sự truyền cảm, hấp dẫn, các tiết mục còn chứa đựng nhiều bài học giá trị nhân văn, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa; truyền thống đoàn kết gắn bó giữa cộng đồng các dân tộc; phản ánh sự đổi thay, những thành tựu của đất nước trên bước đường xây dựng và phát triển.

 Song song với công tác bảo tồn, giữ gìn nguyên vẹn các giá trị cốt lõi của các loại hình nghệ thuật truyền thống, các đơn vị không ngừng nỗ lực sưu tầm, bảo vệ vốn âm nhạc dân tộc còn dày công dàn dựng sáng tạo nhằm giới thiệu làm nổi bật chủ đề, tư tưởng, nội dung, ý nghĩa của Hội diễn tới người xem.

 Ban Giám khảo Hội diễn năm nay là những người có trình độ chuyên môn cao và  rất uy tín, công tâm như ông Nguyễn Công Trung, Phó Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở, NSND Thuý Hường, NSND Nguyễn Minh Thông, NSND Phan Muôn, NSUT Đặng Tuấn Nhuệ (Lương Nguyên).

Qua đó,  Hội diễn Đàn, Hát dân ca 3 miền đã được tổ chức thành công. Việc thực hiện ghi âm, ghi hình tham gia Hội diễn không những góp phần bảo tổn nghệ thuật truyền thống mà còn giúp các nghệ sỹ, diễn viên chắt lọc tinh hoa để sáng tạo, dàn dựng, trình diễn những tiết mục mang phong cách mới, vừa thẫm đẫm truyền thống, vừa phù hợp với đời sống hiện nay, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân. Đồng thời giúp thế hệ trẻ nâng cao ý thức, trách nhiệm gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa nghệ thuật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 sẽ diễn ra từ ngày 29/3-7/4 (tức từ ngày 1/3-10/3 Âm lịch) tại tỉnh Phú Thọ, nhằm tri ân công đức Tổ tiên, các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước.

Triển lãm “Nhất hoa nhất khí” là nơi trưng bày các tác phẩm đặc biệt, theo phong cách nghệ thuật cắm hoa Ikebana.

Một sân khấu bằng kính, nổi giữa mặt hồ, đang tạo sức hút đặc biệt cho không gian Bảo tàng Hà Nội.

Huyện Mỹ Đức đã khai mạc Tuần lễ văn hóa - du lịch xuân hội chùa Hương năm 2025 với chủ đề “Chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống Việt” vào tối 14/3.

UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội vào tối 13/3.

Việc chuyển thể đưa các tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam lên sân khấu được xem như một nỗ lực đổi mới, giúp học sinh cảm thụ văn học tốt hơn, đem lại sức sống mới cho sáng tạo nghệ thuật Thủ đô.