Hà Nội - điểm tựa cho niềm tin vào thắng lợi của dân tộc | Hà Nội tin mỗi chiều
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Muốn khởi nghĩa phải có căn cứ địa, muốn kháng chiến phải có hậu phương”. Tháng 12/1965, Hội nghị lần thứ mười hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã khẳng định: “Miền Nam là tiền tuyến lớn, là chiến trường chính hiện nay. Miền Bắc là hậu phương lớn của miền Nam”.
Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ nhất (diễn ra tháng 4/1959) đã tổng kết, đánh giá: “Các xí nghiệp công nghiệp đều vượt mức kế hoạch trên những chỉ tiêu chủ yếu, hiệu suất lao động ở các xí nghiệp quốc doanh tăng trung bình 20% so với năm 1957”.
Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ II diễn ra đầu năm 1961 tiếp tục ghi nhận: “Hà Nội đã chuyển từ thành phố tiêu thụ sang một thành phố sản xuất công nghiệp”, “Sản xuất công nghiệp của thành phố tổng giá trị sản lượng năm 1960 tăng 54,5% so với năm 1957 và tăng gấp 3 lần so với năm 1955”, “so với năm 1957, diện tích lúa chiêm tăng 1/4 và sản lượng năm 1959 tăng gấp 2 lần”...
Trong bối cảnh đất nước bị chia cắt, chưa khi nào Hà Nội nguôi nhiệm vụ thống nhất nước nhà. Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IV diễn ra tháng 4/1968 đã khẳng định, bất kể tình hình phát triển như thế nào, phải cùng cả nước đem hết sức giữ vững miền Bắc, chuẩn bị đầy đủ mọi mặt để đập tan cuộc tấn công của đế quốc Mỹ bằng không quân vào Thủ đô, làm tốt công tác sơ tán phòng không nhân dân, hạn chế thiệt hại của ta về người và của. Đặc biệt, Thủ đô xác định rõ tinh thần: Phải nỗ lực chi viện không điều kiện cho miền Nam, thực hiện khẩu hiệu “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Với tinh thần đó, cả Hà Nội đã kết thành một khối sắt đá kiên cường và sáng tạo thực hiện sứ mệnh hậu phương. Ngay đầu những năm 1960, các phong trào kết nghĩa Hà Nội - Sài Gòn - Huế đã được phát động trong nhân dân Thủ đô. Cùng với đó là phong trào “Ngày thứ bảy đẩy mạnh sản xuất đấu tranh thống nhất Tổ quốc”. Diễn biến của cuộc kháng chiến càng nhanh, càng khó khăn, gấp gáp, các phong trào thi đua cách mạng ở Thủ đô lại càng mạnh mẽ.
“Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Chiếc gậy Trường Sơn”, “Xếp bút nghiên lên đường đánh Mỹ”, “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”... liên tiếp ra đời và nhanh chóng lan tỏa, trở thành động lực to lớn cho cả miền Bắc. Chỉ tính riêng phong trào “Ba đảm đang” do Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội phát động, năm 1965, sau 2 tháng phát động ra toàn miền Bắc, đã có 1,7 triệu phụ nữ đăng ký tham gia.
Bất chấp khó khăn và bị không quân Mỹ đánh phá ngày càng ác liệt, Hà Nội vẫn trở thành trung tâm chi viện sức người, sức của không ngừng nghỉ cho tiền tuyến miền Nam đúng với tinh thần "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", “tất cả để đánh thắng giặc Mỹ”. Hàng đoàn quân, lớp lớp thanh niên Thủ đô hăng hái lên đường "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", mang theo ý chí và khát vọng hòa bình, thống nhất. Những chuyến xe chở đầy lương thực, thuốc men, vũ khí, đạn dược nối đuôi nhau vào Nam, thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả niềm tin sắt son vào ngày toàn thắng.
Không chỉ hoàn thành xuất sắc vai trò “trái tim” của hậu phương lớn, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam, Hà Nội còn là biểu tượng của niềm tin vào thắng lợi cuối cùng.
Trước những trận tấn công ác liệt của cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, Thủ đô đã chủ động ứng phó, chống trả quyết liệt. Điểm nhấn thành công vô cùng quan trọng là Thủ đô đã bảo vệ vững chắc các cơ quan Trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước - "bộ não" của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những năm tháng ấy, mỗi con phố, mỗi mái nhà đều đã trở thành một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ.
Đỉnh cao của điểm tựa niềm tin mang tên Hà Nội là chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" mùa Đông năm 1972. Quân và dân Thủ đô đã cùng quân dân miền Bắc bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 "siêu pháo đài bay" B-52, đập tan hoàn toàn chiến lược không quân của đối phương. Đây là tiền đề cho thắng lợi trên bàn đàm phán Hiệp định Paris năm 1973 buộc Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Việt Nam. Chiến thắng oanh liệt này đã tạo một bước ngoặt lịch sử, mở ra thời cơ chiến lược cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Nửa thế kỷ đã trôi qua, đất nước bước sang một trang sử mới, hòa bình và phát triển. Trong giờ phút thiêng liêng, xúc động, tự hào cùng nhìn lại chiến thắng vĩ đại 30/4/1975, chúng ta càng thấu hiểu sâu sắc rằng, đây là chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có vai trò chiến đấu anh hùng, bất khuất của đồng bào, chiến sĩ miền Nam đồng thời có vai trò to lớn của hậu phương miền Bắc mà Hà Nội là trái tim, là trung tâm.
Sự hy sinh, đóng góp của Hà Nội làm nên ngày hội thống nhất non sông càng tô thắm thêm những trang sử vàng của Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến, anh hùng. Đây sẽ là nguồn động lực tinh thần to lớn để Thủ đô Hà Nội vững vàng, tự tin thực hiện sứ mệnh tiên phong trong cuộc cách mạng mới của đất nước, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
50 năm đất nước trọn niềm vui: Khúc tráng ca từ trái tim Hà Nội | Hà Nội tin mỗi chiều
-
Một hộp sữa, ba bộ quản lý? | Hà Nội tin mỗi chiều
-
Hà Nội tổ chức chuỗi sự kiện nghệ thuật mừng Đại lễ 30/4 | Hà Nội tin mỗi chiều
-
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử 2025 | Hà Nội tin mỗi chiều
-
Giáo dục luật giao thông trong trường học cần thực chất hơn | Hà Nội tin mỗi chiều


Đã 50 năm kể từ chiến thắng vĩ đại ngày 30/4/1975 - một chiến thắng đi vào lịch sử thế giới, đánh dấu một kỷ nguyên mới của đất nước Việt Nam. Cho tới nay, tinh thần Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn luôn là niềm tự hào, sống mãi trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Đây sẽ là chủ đề được chương trình trao đổi cùng Thiếu tướng, PGS. TS. Hoàng Văn Phai, Phó Giám đốc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng.
Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới; Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Cơn sốt vàng ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh, Việt Nam tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới; TP. Hồ Chí Minh - 50 năm hành trình đổi thay kỳ diệu; Đặc sắc, ý nghĩa chương trình nghệ thuật “50 năm đất nước trọn niềm vui”;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 50 năm thống nhất đất nước: Hành trình kiến tạo hòa bình, phát triển dân tộc của ngoại giao Việt Nam; Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi thành tựu kinh tế kỷ niệm 100 ngày nắm quyền;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Cảm xúc Hà Nội trong ngày vui đại thắng; Việt Nam sau 50 năm thống nhất qua lăng kính quốc tế; Điểm du lịch tại Thủ đô hút khách ngày đầu nghỉ lễ; Ông Trump tự hào về 100 ngày đầu tiên nhiệm kỳ hai;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình Thời sự 18h30 hôm nay.
50 năm trước, dẫn đầu đội hình xe tăng của Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập là hai chiếc xe tăng T-54B mang số hiệu 843 và T-59 mang số hiệu 390. Hai “chiến binh huyền thoại” này lần lượt húc đổ cổng phụ và cổng chính, tiến vào sào huyệt cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Đây là thời khắc đánh dấu giờ phút thiêng liêng của dân tộc, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
0