Một hộp sữa, ba bộ quản lý? | Hà Nội tin mỗi chiều
Mới đây, một đường dây sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô lớn vừa bị lực lượng chức năng triệt phá, gây chấn động dư luận. Theo điều tra ban đầu, nhóm đối tượng đã lợi dụng sự lỏng lẻo trong kiểm soát thị trường, đưa sữa giả đi tiêu thụ tại nhiều địa phương. Rõ ràng, đang có những khoảng trống trong quản lý cần được điều chỉnh để bảo vệ người tiêu dùng.
Sữa công thức vốn là sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt với trẻ nhỏ và người bệnh. Nhưng những con số biết nói cho thấy, thị trường này đang đối mặt với những rủi ro rất lớn. Giai đoạn 2022 - 2024, đã có hơn 1.000 vụ việc liên quan đến sữa bột giả bị xử lý. Riêng năm 2023, số vụ tăng trên 30% so với năm trước, với thủ đoạn ngày càng tinh vi: pha trộn nguyên liệu công nghiệp, dùng hương liệu tổng hợp, nhái bao bì thương hiệu lớn để đánh lừa người tiêu dùng. Một vụ điển hình là cuối năm 2023, tại Hưng Yên, đã phát hiện một cơ sở sử dụng sữa công nghiệp không đạt chuẩn để sản xuất “sữa công thức cao cấp” cho trẻ em, tiềm ẩn nguy cơ gây suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hóa. Vậy nếu những sản phẩm như vậy còn trôi nổi ngoài thị trường, thì hậu quả sẽ khôn lường tới mức nào?
Đáng nói, không chỉ dừng lại ở các chợ truyền thống, hàng giả giờ đây còn tràn lan trên các sàn thương mại điện tử. Theo thống kê năm 2023, có tới 18% người tiêu dùng phản ánh gặp phải thực phẩm dinh dưỡng giả khi mua sắm online. Đây thực sự là một diễn biến đáng lo ngại, bởi thương mại điện tử đang trở thành kênh mua sắm chính của hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam. Từ thực tiễn này, có thể thấy nguyên nhân sâu xa nằm ở sự chồng chéo và thiếu phối hợp trong công tác quản lý.
Bộ Y tế cho biết, năm 2023 ghi nhận hơn 4.200 ca nhập viện do ngộ độc thực phẩm liên quan đến sữa và chế phẩm dinh dưỡng, nhiều trường hợp bắt nguồn từ sản phẩm trôi nổi. Một khảo sát đầu năm 2024 cho thấy, 64% phụ huynh lo ngại khi mua sữa công thức ở các kênh bán lẻ nhỏ, trong khi hơn 42% ưu tiên hàng nhập khẩu do thiếu lòng tin vào hàng nội địa. Vụ việc đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc siết chặt kiểm tra, giám sát thị trường thực phẩm dinh dưỡng.
Thực trạng hiện nay cho thấy, việc phối hợp giữa các lực lượng chức năng vẫn còn chồng chéo, thiếu hiệu lực - tạo kẽ hở để hàng giả, hàng kém chất lượng tiếp tục lẩn khuất trong chuỗi cung ứng.
Đơn cử, Bộ Công Thương - lực lượng quản lý thị trường là tuyến đầu trong kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, năm 2023 ghi nhận trên 1.700 vụ vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng, phần lớn do thiếu giấy tờ hợp pháp. Nguồn lực kiểm tra tại cơ sở còn hạn chế, chủ yếu hậu kiểm, khiến khó ngăn chặn vi phạm từ đầu. Bộ Y tế - đơn vị chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm, vẫn đang áp dụng cơ chế tự công bố sản phẩm, kiểm tra sau công bố còn lỏng lẻo. Báo cáo năm 2023 cho thấy, hơn 65% cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng không đạt chuẩn ngay từ lần kiểm tra đầu tiên. Bộ Nông nghiệp và Môi trường (trước đây là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phụ trách chất lượng nguyên liệu đầu vào từ nông, thủy sản nhập khẩu, nhưng phối hợp với Bộ Y tế trong kiểm nghiệm còn thiếu chặt chẽ.
Hiện nhiều sản phẩm chỉ cần tự công bố mà không qua kiểm nghiệm độc lập ban đầu. Cơ chế hậu kiểm còn yếu, thiếu quy định kiểm nghiệm định kỳ, kiểm soát nguyên liệu đầu vào - đầu ra chưa đầy đủ. Hạ tầng phòng thí nghiệm ở địa phương còn lạc hậu, phụ thuộc Trung ương. Việc chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành chưa thông suốt. Một sản phẩm có thể chịu sự quản lý của ba bộ và hai cấp chính quyền, gây chồng chéo và khó kiểm soát. Chế tài xử lý vi phạm chủ yếu hành chính, ít khi bị đình chỉ lưu hành hoặc truy tố. Năm 2023, chỉ bốn vụ việc bị chuyển cơ quan điều tra - con số quá thấp so với hàng trăm vụ mỗi năm ở các nước phát triển.
Có thể nói, thị trường thực phẩm chức năng và sản phẩm dinh dưỡng đang gặp phải rất nhiều vấn đề về chất lượng, quảng cáo và nguồn gốc xuất xứ. Việc siết chặt trách nhiệm quản lý Nhà nước là điều cần thiết, cần phân định rõ ràng hơn. Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và quyền lợi người tiêu dùng, chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường hậu kiểm thực chất, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung và nâng chế tài xử phạt đủ mạnh để có thể răn đe. Ngoài ra, chúng ta cần phải nâng cao năng lực hậu kiểm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ như QR, blockchain trong việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Các tổ chức xã hội như Hội Bảo vệ người tiêu dùng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng cần được trao quyền tham gia giám sát độc lập và phản biện chính sách.
Sức khỏe cộng đồng không thể được bảo vệ bằng những nỗ lực đơn lẻ. Vụ việc phát hiện sữa bột giả vừa qua nhắc chúng ta rằng, một khi còn những kẽ hở trong quản lý, thì niềm tin của người tiêu dùng vẫn còn bị đe dọa. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần gắn kết trách nhiệm, hành động quyết liệt hơn và đặt lợi ích sức khỏe của người dân lên trên hết. Đồng thời, mỗi người tiêu dùng, mỗi gia đình cũng cần tỉnh táo, lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, như một hành động tự bảo vệ chính mình.
- Lòng tham ẩn sau những lời quảng cáo thổi phồng | Hà Nội tin mỗi chiều
- Định danh người bán hàng online: Khó mấy cũng phải làm | Hà Nội tin mỗi chiều
- Tạm giữ 2.654 hộp sữa, 40kg bột sữa không rõ nguồn gốc
- Phát hiện đường dây làm giả thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ
- Công bố danh sách 84 sản phẩm sữa bị thu giữ


Con phố Nguyễn Thượng Hiền, nơi bài hát "Tiến quân ca" ra đời, nơi gắn với cuộc đời của nhiều người mà tên tuổi đã đi vào lich sử. Và có một ngôi biệt thự, ẩn mình sau hàng cây cổ thụ, sau những quán xá và xô bồ của cuộc sống, đang lặng lẽ lụi tàn.
Làm sạch ngõ phố đón chào ngày thống nhất đất nước; Cây xà cừ “Hồi sinh” bằng tác phẩm nghệ thuật; Đỗ xe bất chấp biển cấm ở đường Trần Duy Hưng... là những nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Khi mạng xã hội trở thành “chợ trời” mỹ phẩm, chỉ vài phút lướt mạng, người tiêu dùng có thể sở hữu những sản phẩm làm đẹp với lời quảng cáo hấp dẫn và mức giá không tưởng. Đằng sau sự dễ dãi ấy là những hiểm họa khôn lường cho sức khỏe.
Hà Nội chấm dứt vi phạm xây dựng và PCCC trước 15/6; Các huyện Hà Nội chuẩn bị đấu giá 121 thửa đất; Giá căn hộ chung cư giảm sau thời gian dài tăng nóng;... là một số nội dung đáng chú ý trong Bản tin Nhà đất và Đầu tư hôm nay.
Việt Nam - Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác kinh tế, công nghệ; Lan tỏa tầm vóc và ý nghĩa lịch sử Đại thắng mùa Xuân 1975; Bắt tay ngay vào sắp xếp nhân sự cho bộ máy mới;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình Thời sự 18h30 hôm nay.
71.000 tỷ đồng làm đường nối sân bay Gia Bình – Hà Nội; Không để vi phạm làm cản trở giao thông dịp nghỉ lễ; Cao điểm xử lý lái xe vi phạm nồng độ cồn... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
0