Dự thảo Thông tư quy định chi tiết về tem bưu chính
Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định chi tiết về tem bưu chính, bao gồm: Đề tài tem bưu chính; sản xuất, phát hành tem bưu chính; xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh, sưu tập, triển lãm tem bưu chính và các hoạt động khác về tem bưu chính.

Bộ tem "Tết Tân Sửu" theo dự thảo, nguyên tắc quy hoạch đề tài tem bưu chính là phải bám sát chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, xã hội; đề cao giá trị đạo đức, lịch sử, văn hóa và nghệ thuật và các giá trị khác; tôn vinh, kỷ niệm các sự kiện quan trọng của Việt Nam và thế giới.
Dự thảo cũng quy định rõ về đề tài tem bưu chính kỷ niệm và thời gian phát hành. Theo đó, đề tài về sự kiện phải đáp ứng tiêu chí sau đây:
Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; có ý nghĩa to lớn, có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam hoặc của các dân tộc trên thế giới; có tính chất tiêu biểu, nổi bật trong từng thời kỳ, là mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu sự phát triển của Việt Nam hoặc của các nước trên thế giới; mang đậm bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa; phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm và ý chí của nhân dân Việt Nam hoặc của các dân tộc trên thế giới.
Đề tài về nhân vật phải đáp ứng tiêu chí: Chiến sĩ cách mạng, chiến sĩ yêu nước, anh hùng tiêu biểu trong các thời kỳ phát triển của Việt Nam hoặc của các nước trên thế giới; lãnh đạo tiền bối, danh nhân, nhân vật tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; trong các phong trào giải phóng dân tộc, tiến bộ xã hội và hòa bình của Việt Nam hoặc của các nước trên thế giới; nhà khoa học, nhà văn hóa tiêu biểu có đóng góp to lớn cho Việt Nam hoặc cho nhân loại.
Tem bưu chính kỷ niệm, ấn phẩm tem bưu chính kỷ niệm về nhân vật được phát hành lần đầu trong năm kỷ niệm có mốc thời gian tròn 100 năm sinh hoặc năm mất của nhân vật; các lần phát hành tem bưu chính tiếp theo là bội số của 50 năm. Trường hợp đặc biệt do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định.


Ngày 29/11/2022, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Sáng 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Chiều 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội ẩm thực Việt Nam -Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tổ chức không gian tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu, trong đó công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối.
Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.
Ngày 27/11, tại Bạc Liêu khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.
Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 đã chính thức khai mạc. Lễ hội hoa tam giác mạch năm nay mang chủ đề “Sức sống cao nguyên đá”, nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang.
0