Đề xuất dự án phố đi bộ, chợ đêm thành phố Đà Lạt
UBND TP Đà Lạt vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Lâm Đồng về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu dân cư Lữ Gia kết hợp phố đi bộ và chợ đêm nằm trên địa bàn phường 8 và 9, TP Đà Lạt, quy mô 121.000m2.

Dự án được dự kiến thực hiện tại phía thượng nguồn hồ Xuân Hương, là khu sản xuất nông nghiệp, hiện có khoảng 183 căn nhà với hơn 200 hộ dân đang sinh sống gần lưu vực suối Cam Ly. Tại đây, nhiều vị trí xâm lấn vào phạm vi bảo vệ suối đồng thời phát sinh ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động sản xuất nông nghiệp gần lưu vực suối Cam Ly.
Dự án có tổng kinh phí dự kiến 1.657 tỷ đồng, trong đó hơn 1.246 tỷ đồng dành để thực hiện tái định cư, 410 tỷ đồng thực hiện dự án.
Theo UBND TP Đà Lạt, sau khi các thủ tục được chấp thuận, dự án dự kiến thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư từ tháng 6/2024 đến tháng 6/2025. Sau đó sẽ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhà ở xã hội (xây thô), các công trình thương mại.
Cụ thể, dự án sẽ dành khoảng 50.514m2 đất để làm hạ tầng kỹ thuật; 14.250m2 đất nhà ở xã hội, tái định cư, trường mẫu giáo; đất thương mại dịch vụ 6.864m2; đất ở 49.012m2 và 1.000m2 làm công viên.
Trong tháng 7/2022, lượng khách đổ lên TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đạt 750.000 lượt người, tăng 250.000 lượt so với một tháng trước đó. Điều này cho thấy, mặc dù đã cuối mùa hè nhưng khách du lịch lên Đà Lạt vẫn tiếp tục tăng mạnh, vượt xa thời điểm COVID-19 chưa xuất hiện.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách du lịch, ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng vẫn đang tập trung thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh, các chương trình trọng tâm về "Phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao"; triển khai xây dựng Đề án nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; đồng thời, triển khai nhiều biện pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư mở rộng các nút giao và nâng cấp hệ thống đường giao thông nội thị kết hợp với chỉnh trang đô thị tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Đà Lạt phát triển bền vững.


Ngày 29/11/2022, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Sáng 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Chiều 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội ẩm thực Việt Nam -Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tổ chức không gian tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu, trong đó công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối.
Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.
Ngày 27/11, tại Bạc Liêu khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.
Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 đã chính thức khai mạc. Lễ hội hoa tam giác mạch năm nay mang chủ đề “Sức sống cao nguyên đá”, nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang.
0