Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù
Sau hơn một ngày xét xử, chiều 15/4, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã trình bày bản luận tội và đề nghị mức án đối với 8 bị cáo trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè Việt Nam (Tổng Công ty Chè) làm thiệt hại hơn 38 tỷ đồng.
Theo đó, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt 8 bị cáo trong vụ án này (đều là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè) gồm: Nguyễn Thiện Toàn (sinh năm 1958, cựu Tổng Giám đốc) từ 11 - 12 năm tù; Đặng Văn Tới (sinh năm 1959, cựu Kế toán trưởng Tổng Công ty) từ 8 - 9 năm tù; Vũ Ngọc Tự (sinh năm 1953, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty) và Bành Thương Trí (sinh năm 1973, cựu Giám đốc Chi nhánh Tổng Công ty Chè - Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Chè Sài Gòn) cùng bị đề nghị từ 7 - 8 năm tù; Trần Thị Hoa (sinh năm 1958, cựu thành viên Hội đồng thành viên Tổng Công ty) từ 4 - 5 năm tù; hai cựu thành viên Hội đồng thành viên Tổng Công ty Chè là Đặng Ngọc Cầm (sinh năm 1959) và Nguyễn Quốc Khánh (sinh năm 1961) cùng bị đề nghị mức án từ 3 năm 6 tháng đến 4 năm tù về cùng tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo quy định tại Điều 219, khoản 3, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Riêng bị cáo Trần Hồng Điệp (sinh năm 1961, cựu Kiểm soát viên chuyên trách Tổng Công ty Chè) bị đề nghị từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285, khoản 2, Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Bản luận tội nêu rõ, trong vụ án này, các bị cáo đều là những người có chức vụ, quyền hạn, thuộc Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng Công ty Chè, được giao quản lý, sử dụng, kiểm soát tài sản Nhà nước là các cơ sở nhà đất nêu trên nên phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước đúng mục đích, đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, các bị cáo đã thực hiện hàng loạt hành vi trái pháp luật như: Không xác định giá trị tài sản Nhà nước là quyền sử dụng đất thuê 50 năm trả tiền một lần tại số 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa Tổng Công ty Chè; chuyển nhượng không qua đấu giá quyền sử dụng đất thuê 1.500 m² tại Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và 11.635 m² đất tại đường Chè Hương (thành phố Hải Phòng). Riêng bị cáo Trần Hồng Điệp bị Viện Kiểm sát xác định đã không thực hiện đúng, đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, gây hậu quả thiệt hại tài sản cho Nhà nước.
Bị cáo Nguyễn Thiện Toàn bị Viện Kiểm sát đánh giá là bị cáo chủ mưu, chỉ đạo, ký nghị quyết vay tiền, nộp tiền sử dụng đất thuê 50 năm trả tiền một lần tại 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa không xác định giá trị tài sản này vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa Tổng Công ty Chè; ký nghị quyết và hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp là quyền sử dụng đất thuê 30 năm diện tích 1.500 m² tại đường Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) trong liên doanh Hotel Indochine Hà Nội và quyền sử dụng diện tích 11.635 m² đất ở đường Chè Hương (thành phố Hải Phòng) tại Công ty Nam Cường không qua đấu giá là trái pháp luật, gây hậu quả thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền hơn 38 tỷ đồng.
Tiếp đó, bị cáo Đặng Văn Tới bị xác định đã không hạch toán bổ sung tài sản là quyền sử dụng đất thuê 50 năm trả tiền một lần tại 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa Tổng Công ty Chè; hạch toán tiền chuyển nhượng phần vốn góp là quyền sử dụng đất thuê 30 năm diện tích 1.500 m² tại đường Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và quyền sử dụng diện tích 11.635 m² đất đường Chè Hương (Hải Phòng) tại Công ty Nam Cường không qua đấu giá là trái pháp luật.
Viện Kiểm sát xác định, quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, nhiều bị cáo đã tích cực khắc phục hậu quả… nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, ghi nhận những tình tiết giảm nhẹ đối với các bị cáo trong vụ án.
Ngoài án phạt tù, đại diện Viện Kiểm sát còn đề nghị Hội đồng xét xử thu hồi ba diện tích nhà đất tại ba thành phố nêu trên và bàn giao cho UBND 3 thành phố đó quản lý, sử dụng.
Theo TTXVN


Lực lượng công an Thủ đô đã chủ động triển khai có hiệu quả các phương án bảo vệ, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Công an phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy đang xác minh thông tin một thanh niên đột nhập vào nhà dân, trộm cắp xe máy sau đó công khai rao bán trên mạng xã hội, thậm chí chủ động tiếp cận với chủ xe để yêu cầu tiền chuộc.
Phòng Cảnh sát hình sự - CATP Hà Nội vừa bắt giữ toàn bộ các đối tượng trong ổ nhóm “lợn rừng”, được xác định có dấu hiệu “bảo kê” xây dựng tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Trong không khí cả nước hướng về lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những phi công ưu tú được giao trọng trách thực hiện nhiệm vụ A50 - nhiệm vụ danh dự trong lễ diễu binh - đang ngày đêm luyện tập trên không trung.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI đã phủ sóng mạnh mẽ trên toàn cầu, không chỉ cho người trẻ mà còn là công cụ dành cho tất cả mọi người, bất kể tuổi tác hay chuyên môn.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã tiếp ngài Bezdetko Gennady, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam và ngài Uladzimir Baravikou, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Belarus tại Việt Nam nhằm trao đổi, thúc đẩy các nội dung hợp tác song phương giữa Hà Nội với các thành phố của hai quốc gia, vào sáng 15/4.
0