Đã đưa hơn 450 công dân Việt Nam bị tạm giữ ở Myanmar về nước
Bộ Ngoại giao tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam nâng cao cảnh giác trước những lời mời chào ra làm việc tại nước ngoài “việc nhẹ lương cao”.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 15/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tính đến nay, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, các cơ quan liên quan của Việt Nam cũng như với các cơ quan chức năng của sở tại đã đưa được hơn 450 công dân Việt Nam về nước.
Cũng theo Người phát ngôn Phạm Thu Hằng, hiện còn khoảng 200 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh và tạm giữ tại Myanmar.
“Bộ Ngoại giao đang tích cực làm việc với các quốc gia liên quan, tiếp tục chỉ đạo tại các cơ quan đại diện Việt Nam tại Thái Lan, Myanmar phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại và các cơ quan chức năng trong nước để tổ chức đưa những công dân còn lại về nước trong thời gian sớm nhất có thể”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết.

Bộ Ngoại giao tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam nâng cao cảnh giác trước những lời mời chào ra làm việc tại nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Trước khi công dân quyết định đi làm việc, lao động tại nước ngoài cần tìm hiểu kỹ về nội dung, chế độ, địa điểm dự kiến làm việc để tránh sa vào bẫy lừa đảo và trở thành người cư trú và làm việc bất hợp pháp tại nước ngoài.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: “Nếu người nhà của công dân Việt Nam muốn liên hệ và đề nghị được giúp đỡ thì liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan và Cục Lãnh sự theo các tổng đài đường dây nóng và tổng đài Bảo hộ công dân.”
- Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, số điện thoại +95 966088 8998, email: vnembmyr2012@gmail.com;
- Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan: +66 8989 666 53, email: vnemb.th@mofa.gov.vn.
- Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84; email: baohocongdan@gmail.com.


Vấn nạn hàng giả, hàng nhái không nên được xem nhẹ vì vừa gây thiệt hại kinh tế, vừa đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, an toàn và lòng tin của xã hội.
Hơn 3.100 vụ đã bị lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, xử lý với tổng số tiền xử phạt, tịch thu khoảng 63 tỷ đồng trong Tháng cao điểm chống buôn lậu.
Công an thành phố Hà Nội đang tìm các bị hại của vụ án trộm cắp tài sản tại tòa HH2 Bắc Hà (Hà Nội) và đánh bạc tại Thanh Hóa, đều xảy ra vào tháng 4/2025.
Các lực lượng chức năng TP.Hà Nội vừa tổ chức đóng 5 lối đi tự mở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên tuyến đường sắt đoạn qua thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì.
Phòng Cảnh sát kinh tế Hà Nội đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả quy mô lớn do một cán bộ địa phương tổ chức và chỉ đạo.
Gói thầu số 9 dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô có chiều dài hơn 20km đang bị chậm tiến độ do còn nhiều vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng.
0