Triển lãm 70 tác phẩm hội họa 'Đường lên Điện Biên'
Toàn cảnh về những tháng ngày gian lao trên Điện Biên để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu" qua các sáng tác của nhiều danh họa, đang được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Với phương pháp trưng bày truyền thống, kết hợp ứng dụng công nghệ trình chiếu cinemagraph và không gian tương tác trải nghiệm, triển lãm đưa người xem sống lại những khoảnh khắc của chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa.

Công tác kéo pháo vào trận địa chuẩn bị cho chiến dịch được thể hiện qua tác phẩm "Kéo pháo Điện Biên" của Trần Đình Thọ; tình cảm quân và dân gắn bó khăng khít, đùm bọc lẫn nhau trong thời chiến được diễn tả qua các tác phẩm "Tình quân dân" của Nguyễn Sáng, "Đường lên Điện Biên" của Trần Khánh Chương, "Cả nước ra trận" của Lưu Danh Thanh...


Nhiều tác phẩm khắc hoạ sâu sắc và tái hiện sinh động những trận đánh hào hùng, oanh liệt tại chiến trường như "Đánh vào trung tâm Điện Biên Phủ" của Nguyễn Thế Vị, "Điện Biên năm ấy" của Cao Trọng Thiềm...
Những tác phẩm kinh điển về tinh thần anh dũng chiến đấu như chùm ký hoạ chiến trường Điện Biên Phủ của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân trước lúc hy sinh là một điểm nhấn quý giá của triển lãm này.

Đặc biệt, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng hình ảnh chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tham gia kháng chiến thể hiện sự đoàn kết một lòng của toàn quân, toàn dân hướng về Điện Biên.
Tôi sáng tác tác phẩm vào năm 2003, khi tôi đi thực tế tại Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ gây xúc động lớn nhất với tôi là xe thồ của dân công và hào con nhím, nói lên sự chiến đấu toàn dân tộc. Những vật dụng hoàn toàn thô sơ mà chiến thắng giặc Pháp.
Nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh - tác giả tác phẩm "Cả nước ra trận".
Triển lãm "Đường lên Điện Biên" thể hiện sự trân trọng, niềm tự hào về những trang sử vàng của dân tộc, khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, là sự tri ân sâu sắc tới thế hệ các anh hùng, liệt sĩ, những người từng tham gia cuộc kháng chiến để chúng ta được sống trong độc lập, hòa bình.

Đây là lần đầu tiên tôi được xem một triển lãm chuyên đề về Điện Biên Phủ, trước đây chỉ xem rải rác ở một số triển lãm khác. Lần đầu tiên tôi được biết đến các bức ký họa của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Tôi thấy rất hay.
Họa sĩ Lê Thiết Cương.
Triển lãm là lời tri ân của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tới những hoạ sĩ, nhà điêu khắc mà sự sáng tạo của họ đã mang đến một khí thế "Đường lên Điện Biên" hào hùng và đầy cảm xúc.

Triển lãm mở cửa đến hết ngày 15/5/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình.


Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Một cuốn sách viết về Hồ Chí Minh do hai nhà báo Italia chấp bút đã được chuyển ngữ và ra mắt độc giả Việt Nam với tên gọi “Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc”.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” được Đài Hà Nội tổ chức vào tối 19/5, nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Bác Hồ, là hành trình âm nhạc đầy cảm xúc về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác.
0