Những người tâm huyết với dòng tranh cổ

Nói đến tranh Tết, thường người ta nghĩ đến dòng tranh Đông Hồ Kinh Bắc, tranh Hàng Trống ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội, nhưng ít ai biết tranh Kim Hoàng (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) cũng là một dòng tranh dân gian nổi tiếng của xứ Kinh kỳ xưa mỗi dịp Tết đến xuân về, một dòng tranh mang đậm tâm linh người Việt.

Không phải trên nền giấy điệp hay giấy dó truyền thống, tranh dân gian Kim Hoàng làm từ giấy đỏ, giấy hồng điều đặc trưng phô diễn màu Tết, màu của may mắn và bình an. Sau gần một thế kỷ tưởng như bị lãng quên, tranh Kim Hoàng đang dần hồi sinh một cách kỳ diệu, tô điểm bức tranh văn hóa truyền thống của Hà Nội.

Có chủ đề đời sống người dân nông thôn, có nhiều thể loại như tranh Tết, tranh thờ… dòng tranh Kim Hoàng đáp ứng nhu cầu đa dạng như trang hoàng nhà cửa dịp Tết, cầu cho phúc lộc đầy nhà, xua đuổi tà ma, giữ nhà yên ấm… Ở tranh Kim Hoàng, nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc in nét đen lên giấy rồi dựa vào đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc, tạo nên sự phóng khoáng cho bức tranh.

Dòng tranh đỏ đã từng mai một, gần như biến mất trên thị trường kể từ sau Tết Nguyên đán năm 1947. Nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa đã khởi xướng và làm chủ dự án "Khôi phục tranh dân gian Kim Hoàng" từ năm 2016. Dự án đã tập hợp được nhiều nghệ nhân và nhà sưu tầm tranh dân gian Việt Nam, các họa sĩ, nhà nghiên văn hóa, lịch sử mỹ thuật, nhiếp ảnh gia… để cùng đưa dòng tranh dân gian này trở lại.

Là một giáo viên mỹ thuật, bà Nguyễn Thị Bình,giáo viên trường THCS Di Trạch (huyện Hoài Đức) đã đưa tranh Kim Hoàng vào những tiết học ngoại khóa, giúp các em học sinh không chỉ hiểu hơn về giá trị văn hóa truyền thống mà còn được trải nghiệm trực tiếp quá trình sáng tạo. Những ngày đầu khôi phục tranh Kim Hoàng cũng là khoảng thời thời gian khó khăn với bà Nguyễn Thị Bình.

Không có bất kỳ tài liệu tham khảo nào, bà Nguyễn Thị Bình phải tự mình khám phá, học hỏi. Từ việc nghiên cứu các mẫu tranh còn sót lại, phân tích màu sắc, đường nét cho đến việc pha chế màu vẽ, làm giấy, bà Nguyễn Thị Bình đều phải bắt đầu từ con số không.

Bà Nguyễn Thị Bình, giáo viên trường THCS Di Trạch chia sẻ: "Tôi đã nghiên cứu, đề xuất, đưa chuyên đề về tranh Kim Hoàng vào giảng dạy cho học sinh, giúp các em thêm hiểu về dòng tranh truyền thống".

Nghề làm tranh Kim Hoàng như một ngọn đèn dầu leo lắt trong đêm, cần có những bàn tay khéo léo để tiếp tục thắp sáng. Sự lao tâm khổ tứ vì lời hứa mang tranh Kim Hoàng trở lại thời "hoàng kim" của những nhà nghiên cứu, những nghệ nhân đang dần có trái ngọt. Dẫu con đường phía trước còn không ít trông gai nhưng những sắc đỏ của dòng tranh này đang dần thắm lại, được đón nhận và lan tỏa những giá trị. Đây cũng là sự trân trọng nét văn hóa truyền thống tốt đẹp mà thế hệ cha ông để lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khu sinh thái Đồi 79 mùa xuân thuộc xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh là một không gian rộng thoáng và tràn ngập màu xanh, khiến ai đến thăm cũng ấn tượng.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.

Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.