Người giữ lửa dòng tranh Tết Kim Hoàng

Nghệ nhân Đào Đình Chung đã quyết tâm gìn giữ, phát triển và làm hồi sinh dòng tranh Tết dân gian mang tên Kim Hoàng, sau hơn 7 thập kỷ dòng tranh này bị thất truyền.

Nhắc đến tranh Tết, người ta thường nghĩ ngay đến dòng tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống. Tuy nhiên, ít ai biết rằng làng Kim Hoàng cũng là nơi gắn liền với một dòng tranh dân gian nổi tiếng xứ Kinh Kỳ xưa, mỗi dịp Tết đến xuân về. Đó chính là dòng tranh đỏ Kim Hoàng.

Tranh Đỏ Kim Hoàng - dòng tranh thất truyền từ lâu, tưởng chừng như chỉ có trong ký ức của người dân thuộc thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức Hà Nội. Thế nhưng có một nghệ nhân đã quyết tâm gìn giữ, phát triển và làm hồi sinh dòng tranh đỏ dân gian này sau hơn 7 thập kỷ dòng tranh này bị thất truyền.

Nghệ nhân Đào Đình Chung chia sẻ: “Ngày xưa, mỗi dịp Tết, tranh Kim Hoàng thường được treo ở cửa. Tranh gà biểu tượng cho thần kê trấn yểm, mang lại may mắn, xua đuổi tà ma; còn tranh lợn tượng trưng cho sự ấm no, đủ đầy trong gia đình. Mỗi bức tranh là lời cầu chúc cho một năm mới may mắn và hạnh phúc.”

Tranh Kim Hoàng được sáng tạo dành cho giới bình dân, thường mô tả những hình ảnh quen thuộc như gà, lợn, ngựa, ông Tiến Tài - Tiến Lộc. Năm nay, theo chủ đề con giáp, nghệ nhân Đào Đình Chung đã vẽ tay bức tranh rắn, thổi hồn xưa kết hợp nét hiện đại vào mỗi tác phẩm, mang đến sự tươi mới và độc đáo.

Những sản phẩm tranh Kim Hoàng không chỉ giữ được nét truyền thống mà còn chạm đến ký ức của người lớn tuổi, những người dân gắn bó với làng Kim Hoàng như bà Nguyễn Thị Cải và bà Nguyễn Thị Tơ.

Bà Nguyễn Thị Cải (thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) cho biết, bản thân đến mua tranh để về thắp hương, trang trí Tết. Còn trong ký ức của bà Nguyễn Thị Tơ, bà từng nghe kể về tranh Kim Hoàng từ khi 15 tuổi, nhưng mãi đến gần đây mới được chứng kiến dòng tranh này được khôi phục.

“Năm tôi 15 tuổi, các cụ kể nhưng không thấy tranh Kim Hoàng đâu. Gần chục năm nay mới thấy khôi phục lại. Tôi sung sướng lắm, tranh rất đẹp, nhất là tranh gà và tranh rắn, tôi mê và yêu thích vô cùng”, bà Nguyễn Thị Tơ xúc động.

Tranh Kim Hoàng được chế tác bằng cách in nét đen từ bản khắc gỗ, sau đó nghệ nhân tự do phối màu theo cảm xúc cá nhân. Riêng bức tranh rắn, nghệ nhân Đào Đình Chung vẽ hoàn toàn bằng tay, tạo nên phong thái riêng biệt, đầy phóng khoáng và tài hoa.

Nghệ nhân Đào Đình Chung chia sẻ thêm: “Tôi bận từ tháng 8 đến tháng Chạp để chuẩn bị cho mùa tranh Tết. Để tranh Kim Hoàng không mai một như trước đây, rất cần sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ kế cận”.

Tâm huyết với dòng tranh quý, nghệ nhân Đào Đình Chung luôn mong muốn sự chung tay của cộng đồng sẽ giúp tranh Kim Hoàng hồi sinh, khôi phục lại thời kỳ hưng thịnh, giữ vững giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của làng Kim Hoàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Câu chuyện về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác Hồ kính yêu đã được thể hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” diễn ra tối 19/5.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Một cuốn sách viết về Hồ Chí Minh do hai nhà báo Italia chấp bút đã được chuyển ngữ và ra mắt độc giả Việt Nam với tên gọi “Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc”.