Bảo tồn và phát huy giá trị tranh dân gian Đông Hồ
Sau nhiều năm ấp ủ, sưu tầm tư liệu, hiện vật và tích lũy nguồn lực, không gian Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế được hoàn thành.
Hiện nay, Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ này là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam. Đây không chỉ là nơi bảo tồn, lưu giữ và trao truyền, lan tỏa giá trị tinh hoa của nghề làm tranh truyền thống, mà còn giới thiệu đến công chúng những hiểu biết đầy đủ, thú vị về quy trình vẽ mẫu, tạo màu, in tranh Đông Hồ.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Đăng Chế cho biết, thời gian đầu, dù đã có những mẫu tranh Đông Hồ, tuy nhiên chưa có sản phẩm, bởi vậy ông phải dày công khắc lại, vẽ lại từng bức tranh. Trải qua hơn 30 năm sưu tầm, tích lũy, đến nay phòng trưng bày giới thiệu lịch sử của làng tranh đã ra mắt.

Xưa kia, làng Đông Hồ có 17 dòng họ làm tranh. Sau năm 1945, dòng tranh bị mai một dần, đến năm 1990, cả làng chỉ còn 3 gia đình giữ được nghề. Trong đó nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế là một trong số ít người dụng công sưu tầm tranh cổ và các bản khắc gỗ để bảo tồn, khôi phục và phát triển thành công dòng tranh dân gian quý của quê hương.
Hiện nay, gia đình nghệ nhân còn lưu giữ hàng nghìn bản khắc, hàng trăm bức tranh và hàng chục bộ tranh dân gian Đông Hồ cổ, trong đó nhiều bộ tranh và bản khắc gỗ quý hiếm, có niên đại hơn 200 năm.
Đây là sự nỗ lực của gia đình nghệ nhân và người thân kiên định để có được những điều mà chúng ta mong mỏi như giới thiệu dòng tranh, là nơi bảo tồn phát huy giá trị dòng tranh.
Năm 2013, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Năm 2017, nghề tranh Đông Hồ bắt đầu được lập hồ sơ quốc gia đề nghị UNESCO đưa vào danh sách các Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Hiện nay, Việt Nam đệ trình UNESCO hồ sơ “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” để được xem xét ghi vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Tranh dân gian Đông Hồ là nghề làm tranh khắc gỗ dân gian, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống, được cộng đồng dân làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sáng tạo và phát triển từ mấy trăm năm qua, có giá trị về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc sắc. Trong các dòng tranh dân gian ở Việt Nam, tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân Việt. Để thể hiện một bức tranh, ngoài bản nét đen chủ đạo, tranh mẫu có bao nhiêu màu thì cần bấy nhiêu bản gỗ khắc in màu tương ứng. Đặc biệt, giấy in là loại giấy dó truyền thống, có quét điệp và màu sử dụng in tranh được chế từ nguồn gốc tự nhiên, như màu vàng của hoa hòe, màu đỏ của hoa hiên, màu trắng từ bột vỏ sò, điệp và màu đen của than lá tre..., tạo ra mỹ cảm dung dị, độc đáo. Về thể loại, dựa vào nội dung chủ đề, có thể chia tranh Đông Hồ thành 7 loại chính, gồm tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật và tranh phản ánh sinh hoạt. Quá trình sản xuất tranh có nhiều khâu, song có thể tạm chia thành 2 công đoạn chính như sau: khâu sáng tác mẫu/khắc ván và khâu in/vẽ tranh. |


Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km, làng nghề Trạch Xá, huyện Ứng Hòa, từ lâu đã nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống.
Các nghệ nhân của làng nghề điêu khắc sơn mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang nỗ lực mỗi ngày để đưa tinh hoa của làng nghề hội nhập với thế giới.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, kỳ vọng tháo gỡ những điểm nghẽn để các làng nghề nâng cao tốc độ tăng trưởng, phát triển bền vững.
Ngay sau khi Hội đồng thủ công sáng tạo thế giới công nhận làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc vào Mạng lưới thủ công sáng tạo toàn cầu, Hà Nội phối hợp với Hội đồng khảo sát một số làng nghề tiếp theo.
Hai làng nghề của Hà Nội là Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc đã chính thức là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.
Tối 14/2, tại Hoàng thành Thăng Long, đã diễn ra lễ đón nhận hai làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc trở thành thành viên của mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới và khai mạc sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công Mỹ nghệ.
0