Mộc mạc bánh đa vừng lạc Lương Quán

Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.

Gia đình ông Nguyễn Văn Tửu, bà Đặng Thị Sự làm bánh đa vừng có tiếng ở làng Lương Quán. Nghề làm bánh đa vừng đã theo gia đình ông hàng chục năm rồi, từ thời các cụ cho đến đời con cháu ông bà bây giờ vẫn theo làm.

Ông Tửu chia sẻ: "Thứ nhất, cái nghề này là nghề của bà ngoại, của cụ ngoại sinh ra tôi, người Bắc Giang. Chỉ có khu vực này mới có nghề bánh đa. Thứ nhất là gạo, thứ hai là vừng, thứ ba là lạc. Thế nhưng bánh đa lạc nó mới khó hơn bánh đa vừng của các nơi".

"Bánh đa này thì phải chú ý cẩn thận. Cái này nó chỉ yêu cầu là sạch sẽ, gạo phải ngon. Ngày xưa là xay cối tay, xay cối tràng nên là làm không được nhiều như bây giờ", bà Sự chia sẻ, "nghề của tôi thì càng ngày lễ, ngày Tết thì càng bị phục vụ khỏe. Không được nghỉ. Cháu nó đi nước ngoài, nó về đây nhiều, phải đóng cho hàng trăm cái chở đi. Như các thằng cháu sang Mỹ đã đóng một lúc 120 cái, mà các cháu nó bảo sướng nhất là các "vị" về chỉ thích bánh đa, mày mang bánh đa sang đây cho tao không ăn cái gì khác, chỉ thích bánh đa Việt Nam. Thế cho nên các cháu toàn đến đây lấy bánh".

"Khi chúng tôi đã xuất xưởng rồi là về chỉ có quạt hoặc rán ăn thôi. Bảo quản đút túi bóng cho kỹ, nếu như để lâu quá thì bánh đa lạc cũng không ngon, nó ra dầu. Bánh đa sống lại còn nhanh ngậy hơn bánh đa chín, đông này thì được 15 ngày, còn mùa hè này chỉ 10 ngày thôi, để bán hết trong vòng đó. Bánh mới chứ không được bánh cũ, riêng bánh đa ba họ", ông Tửu tự hào nói thêm.

Người dân làng Lương Quán hiện duy trì làm bánh đa theo kiểu truyền thống quanh năm vì phụ thuộc vào nhu cầu của người mua. Gia đình bà Nguyễn Thị Học, anh Nguyễn Văn Tú có lượng đơn đặt hàng đều đặn. Vậy nên ngày nào nhà anh Tú cũng túc tắc với công việc quen thuộc.

Bánh đa vừng của Lương Quán nổi tiếng thơm ngon, giòn rụm. Ăn một lần thì nhớ mãi. Chẳng thế mà ông Thạch, cùng thôn với nhà anh Tú, mỗi khi có dịp đi đâu chơi lại qua nhà anh Tú mua vài chiếc để làm quà cho mọi người.

Dù thu nhập từ chiếc bánh đa không nhiều, nhưng người dân làng Lương Quán vẫn duy trì công việc làm bánh đa mỗi ngày để giữ gìn hương vị truyền thống của quê hương.

Và cũng thật lạ thay, giữa những món ngon ở khắp các vùng miền, chiếc bánh đa vừng mộc mạc, giản dị nơi vùng quê ngoại thành Hà Nội này, vẫn luôn có vị trí trong lòng nhiều thực khách gần xa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều người, học trang điểm không chỉ là học một kỹ năng mềm, mà còn là học yêu bản thân mình theo một cách rất riêng. Bởi làm đẹp cho mình cũng chính là làm đẹp cho cuộc sống.

Được mệnh danh là lộc của trời, Vờ Vờ - thứ đặc sản nức tiếng ven sông Hồng mùa hạ được bao người sành ăn xuýt xoa khen ngợi. “Săn” được thức đặc sản quý hiếm đó chẳng hề đơn giản, chỉ ngắn ngủi đôi mươi phút khi trời mới tờ mờ sáng.

Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.

Ốc om chuối đậu không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một phần hồn cốt của ẩm thực Hà Nội. Từ những nguyên liệu bình dị như ốc, chuối xanh, đậu phụ, mắm tôm... người Hà Nội đã tạo nên một món ăn đậm đà, tinh tế và thấm đượm tình quê.

Nghệ sĩ, ca sĩ Quỳnh Hoa là một người con của Hà Nội luôn cất tiếng hát về Thủ đô bằng cả trái tim với tình yêu dành cho mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.

Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.