Lễ hội Đình làng An Hạ tạo sự gắn kết cộng đồng

Thủ đô Hà Nội tự hào sở hữu nhiều di sản và lễ hội nhất cả nước. Trong đó có các hội làng độc đáo, tạo nên nét văn hóa đặc sắc và sự gắn kết cộng đồng.

Lễ rước kiệu ở thôn An Hạ, xã An Thượng, huyện Hoài Đức chỉ được tổ chức 5 năm một lần. Chính quyền và nhân dân cùng chung tay tổ chức các nghi lễ trang nghiêm theo lối cổ, đảm bảo lành mạnh, tiết kiệm theo tinh thần xây dựng đời sống văn hoá mới.

Lễ rước được tổ chức từ đình ra quán. Năm chiếc kiệu trong lễ rước gồm: kiệu thánh để bài vị, kiệu văn, kiệu hoa, kiệu oản và kiệu hương. Trong khi lễ rước diễn ra, nhân dân hai bên đường đã lập các ban thờ để lễ thánh phía trước cửa nhà mình. Ai cũng cảm thấy tự hào vì được tham gia lễ hội truyền thống của địa phương, thể hiện tấm lòng thành kính với các bậc tiền nhân có công với nước.

Bà Hoàng Thị Liên (huyện Hoài Đức) cho biết: "Tôi thấy lễ hội năm nay rất phấn khởi, đặc biệt các cháu khuôn kiệu rất nghiêm chỉnh và rất là đẹp".

Ông Hoàng Hồng Thậm (huyện Hoài Đức) thì chia sẻ: "Nhân dân vô cùng phấn khởi trước thắng lợi chung của cả nước nói chung và dân làng nói riêng, đời sống kinh tế ngày càng phát triển. Chúng tôi đã tổ chức được một lễ mừng Xuân của cả làng để tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi, hạnh phúc".

Thành hoàng thôn An Hạ là con gái Thái công Đại vương Đỗ Thiện. Ông là một cựu thần thuộc triều vua Thục Phán An Dương Vương. Năm 214 trước Công nguyên, khi giặc Tần xâm lược nước ta, ông Đỗ Thiện cùng hai người vợ và chín người con đã tham gia đánh giặc. Sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm, bà Đỗ Thị Bảo được vua phong tước “Huyền Vũ phong tư đệ lục vị công chúa”, nay còn có bài vị tại đình. Từ nhiều năm nay, đình và quán làng An Hạ đều tôn nghiêm thờ phụng bà. 

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến tự hào sở hữu nhiều di sản và lễ hội nhất cả nước, đặc biệt là các hội làng độc đáo, không chỉ đem lại đời sống văn hóa tâm linh cho cư dân, bảo vệ di sản, mà còn tạo ra sự gắn kết cộng đồng.

Điều đáng ghi nhận là các lễ hội làng truyền thống hiện nay của Hà Nội vẫn còn giữ được nét đặc sắc truyền thống. Đến với hội làng, mỗi người sẽ cảm nhận được rõ hơn nét đẹp của hồn cốt văn hóa truyền thống đã được nuôi dưỡng, gìn giữ qua bao thế hệ.

Để vừa giữ nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, vừa phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay, rất cần sự chung tay của cả chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư ở mỗi địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.