Làng giò chả Ước Lễ ăn Tết lại

Cứ vào dịp Rằm tháng Giêng hàng năm, làng nghề giò chả Ước Lễ (huyện Thanh Oai - Hà Nội) lại rộn ràng với hội làng và phong tục ăn Tết lại độc đáo.

Người xưa có câu "Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng” là để nói đến tầm quan trọng của Tết Nguyên tiêu trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Vào dịp này, nhiều địa phương có tục lệ ăn Tết lại.

Năm nay, thời điểm ăn Tết lại ở làng Ước Lễ, làng giò chả 500 năm tuổi, có phần đặc biệt hơn khi một phiên chợ quê đã được dựng lại để người dân của làng cùng nhau ăn Tết.

Giữa đất chợ làng cổ Ước Lễ, một phiên chợ quê được người dân dựng lên để dân làng mua sắm, đón Tết lần hai, với 20 gian hàng được trang trí bằng mây tre. Mặt hàng được bày bán là giò, chả, đặc sản địa phương - những món hàng ngày những người con Ước Lễ, Thanh Oai làm, cung cấp cho thị trường. Nhưng nay, việc bán hàng là để phục vụ người dân địa phương.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Bồ Nâu, Thanh Văn, Thanh Oai, Hà Nội, chia sẻ: “Chúng tôi phải cảm ơn Ban Tổ chức, cảm ơn làng Ước Lễ đã tái hiện lại khung cảnh thời xưa rất là đẹp, rất là thơ mộng. Thực sự đến đây rất thích, tôi cảm thấy yêu quê hương hơn”.

Bà Phạm Thị Thanh Dương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cho hay: “Mình về quê hương mình cảm thấy rất là tự hào về nghề giò chả, nghề truyền thống của cha ông để lại. Mình là thế hệ sau được hưởng món giò chả rất là ngon và nổi tiếng”.

Với người dân Ước Lễ, nơi nổi tiếng với nghề giò chả 500 năm nay, ngày Rằm tháng Giêng còn vui hơn cả Tết. Bởi Tết là khi những người thợ giò chả bận sản xuất một vụ mua cho thị trường. Chỉ tới Rằm tháng Giêng, dân làm giò chả Ước Lễ ở khắp nơi mới có dịp quay về sum vầy với gia đình, làng xóm. Và phiên chợ quê có ý nghĩa đặc biệt hơn một phiên chợ thông thường.

Ông Nguyễn Viết Tường, trưởng thôn Ước Lễ, cho biết: “Trước tiên là đón khách du lịch và trải nghiệm. Thứ hai là lưu truyền lại cho thế hệ mai sau để gìn giữ nghề truyền thống của làng”.

Tổ chức mỗi năm một lần trong một ngày, chợ quê Ước Lễ là nơi phát huy giá trị truyền thống. Với người thợ giò chả, họ được ăn Tết lại, vui như đang giữa những ngày Tết cổ truyền.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.